Bão trong bồn tắm

Cơ thể sạch hay năng lượng sạch?

An toàn hơn năng lượng hạt nhân, và thư 
giãn hơn
Bất kỳ ai đã từng đến Nhật Bản đều biết, có những quy tắc nghiêm ngặt về tắm onsen (tắm suối nước nóng). Cơ thể phải được kì cọ kỹ từ trước, cấm dùng đồ bơi và các hình xăm là điều cấm kỵ. Tuy nhiền, quyền lực của ngành công nghiệp này vượt xa bồn tắm nhiều.

Trong nhiều thập kỷ, các chủ sở hữu onsen đã bóp nghẹt sự phát triển nguồn tiềm năng to lớn của năng lượng sạch: năng lượng địa nhiệt (geothermal). Họ lập luận rằng việc khai thác tầng nước ngầm (aquifer) nóng trong núi lửa Nhật Bản sẽ làm khô cạn onsen, tăng ô nhiễm và hủy hoại hình thức thư giãn được ưa thích này. Tuy nhiên, trên bờ vực thiếu hụt năng lượng hạt nhân của Nhật Bản, nhu cầu về nguồn năng lượng mới đang trở nên khó có thể cưỡng lại được.

Ba công ty Toshiba, Mitsubishi Heavy Industries và Fuji Electric của Nhật Bản - kiểm soát hơn một nửa thị trường toàn cầu tua-bin năng lượng địa nhiệt, nhưng Nhật Bản chỉ sản xuất được 0,3% nguồn năng lượng, hay 537 MW, từ các nguồn hơi nước. Những người ủng hộ ngành công nghiệp này nói rằng Nhật Bản có trữ lượng khoảng 20.000 MW năng lượng địa nhiệt, tương đương với 20 lò phản ứng hạt nhân, dù không phải tất cả những nguồn này có thể phát triển được. Kể từ thảm họa ở Fukushima năm ngoái, 53 trong số 54 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản hiện đang ngừng hoạt động, làm giảm khoảng một phần ba công suất phát điện của Nhật Bản. Điều này đã đẩy nhanh việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.

Trong tháng bảy, chính phủ dự định áp dụng chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo (feed-in tariff) sẽ buộc mười công ty độc quyền điện ở địa phương mua năng lượng tái tạo với giá cao hơn giá thị trường, mặc dù giá cả chưa được thiết lập. Vào cuối tháng Ba, Bộ Môi trường cho biết sẽ bãi bỏ các hướng dẫn hạn chế sự phát triển địa nhiệt ở một số vườn quốc gia. Các công ty bao gồm Idemitsu - nhà máy lọc dầu, đã nhanh chóng công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy địa nhiệt ở vùng núi của tỉnh Fukushima, nơi nổi tiếng với suối nước nóng. Nhưng họ dự tính phải mất mười năm nhà máy mới có thể bắt đầu phát điện.

Các chuyên gia cho rằng khoảng thời gian chậm trễ dài phản ánh một số khó khăn trong việc phát triển kinh doanh mới tại Nhật Bản. Tetsunari Iida, người đứng đầu Viện Chính sách năng lượng bền vững, nói rằng nước này cần một "chính phủ mạnh và khôn ngoan" có thể thuyết phục các chủ sở hữu onsen và cộng đồng địa phương rằng ngành công nghiệp địa nhiệt sẽ không làm hỏng các spa của họ. Ông cũng nói rằng nước này cần các công ty có bảng cân đối kế toán tốt và văn hóa chịu rủi ro mạnh mẽ để phát triển (lead the way). Có những công ty sản xuất tuabin tốt nhất thế giới là chưa đủ, ông nói.

Để đẩy nhanh tốc độ, Nhật Bản cũng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ ở nước ngoài. Ví dụ ở Iceland, nước tạo ra cùng một lượng năng lượng địa nhiệt với Nhật Bản, dù Nhật Bản có số dân gấp 400 lần. Ông Hirofumi Muraoka, một chuyên gia Nhật Bản, tính toán rằng thành phố Aomori, có kích thước trung bình ở phía Bắc Nhật Bản, với số dân bằng khoảng 318.000 như của Iceland, có thể tiết kiệm rất nhiều trên các hóa đơn nhiên liệu nhập khẩu và chi phí sưởi ấm bằng cách khai thác suối nước địa nhiệt ở gần đó. Bên cạnh việc phát điện, Aomori có thể sử dụng nước nóng từ suối để sưởi ấm nhà, như Iceland đã làm.

Đại sứ Iceland tại Nhật Bản, ông Stefan Stefansson, nói rằng kinh nghiệm của Iceland cho thấy Nhật Bản không cần trợ cấp để phát triển năng lượng địa nhiệt. Điều Nhật Bản cần là sự quản lý cẩn thận các hồ chứa ngầm, và tầm nhìn khởi nghiệp kinh doanh. Ông Stefan Stefansson nói bên cạnh việc sưởi ấm nhà, nước địa nhiệt của Iceland cũng được sử dụng để nuôi các loài cá nhiệt đới ngon miệng như cá rô phi (tilapia). Đối với sự phản đối của các chủ sở hữu onsen, Đại sứ Iceland nói (snorts): "Hãy gõ từ 'Blue Lagoon' vào máy tính, bạn sẽ tìm thấy ở đó có các onsen lớn nhất thế giới và chúng tôi có trên khắp Iceland. Bạn còn nói gì về ô nhiễm nữa không?"

Source: Economist
Tags: japan

11 Comments

Tin liên quan

    Hôn nhân

    Suy ngẫm