Khai sáng, suy ngẫm từ một điển hình Nhật Bản
Phương châm của khai sáng
"Cao trào khai sáng (enlightenment) ở Âu châu tuy đã bắt đầu từ cuối thế kỷ 17, nhưng phải chừng một thế kỷ sau, khi tác phẩm "Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?" (1784) của Immanuel Kant ra đời, danh từ này mới trở thành một thuật ngữ có chỗ đứng hẳn hoi trong ngôn ngữ triết học và lịch sử tư tưởng." (1)
"Khai sáng", theo định nghĩa của Kant, "là sự thoát ra của con người khỏi tình trạng chưa trưởng thành (nonage) do chính con người tự gây nên. Chưa trưởng thành vì không có khả năng sử dụng lý trí của mình mà không cần đến sự dẫn dắt của kẻ khác. Sự chưa trưởng thành này, nếu chính nguyên nhân không nằm ở sự thiếu lý trí mà ở sự thiếu quyết định và thiếu can đảm trong việc tự sử dụng lý tính của chính mình mà không cần sự dẫn dắt của kẻ khác, thì chính là lỗi do chính mình gây nên. Bởi vậy, 'Hãy dám biết và hãy can đảm sử dụng lý trí của chính mình' là phương châm của khai sáng". (2)
Tuy đã diễn ra từ cách nay ba thế kỷ, nhưng phong trào khai sáng với những luận điểm của nó về căn bản vẫn còn giá trị cho đến hiện tại. Và ở những nơi nào đó trên thế giới, nó "vẫn tiếp tục lan tỏa nhằm đánh đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến mông muội"... (3) Ba trong số tám luận điểm chính của khai sáng là những luận điểm cơ bản, được chân nhận, mà hầu như không cần phải bàn cãi:
1. "Lý trí chính là khả năng trung tâm của con người, nó không những giúp cho con người có khả năng suy nghĩ sáng suốt mà còn cả hành động một cách đúng đắn."
2. "Niềm tin phải được đón nhận bằng lý trí, không dựa trên quyền uy và chức sắc, tôn giáo, kinh nghiệm hay truyền thống."
3. "Tất cả mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm, tuyệt đối cá nhân, hoàn toàn bình đẳng xét về khía cạnh lý lẽ (so với các cá nhân khác hay nhà nước) và do đó phải được tạo cho sự bình đẳng trước luật pháp và quyền tự do cá nhân." (4)
Phong trào khai sáng tại Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia Á Đông có một chính thể dân chủ từ khá sớm so với các nước Á Đông khác, và mau chóng đạt được sự giàu mạnh, một phần lớn là nhờ tư tưởng khai sáng có từ thời Minh Trị Duy tân, thời kỳ diễn ra những biến đổi lớn trong xã hội Nhật Bản, có vai trò như bước ngoặt cho sự biến chuyển đầy ngoạn mục.
Thời Minh Trị Duy tân bắt đầu từ năm 1868. Trước đó, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu. Trong bối cảnh bị dồn ép phải mở cửa bởi các quốc gia Tây phương, thay vì bế quan tỏa cảng, Nhật Bản đã chọn con đường cải cách để bắt kịp với các quốc gia tiên tiến. Điều này đã khiến Nhật Bản tránh được nguy cơ trở thành một nước thuộc địa như nhiều quốc gia phong kiến khác.
Chính phủ thời Minh Trị Duy tân lúc đó đã đưa ra các khẩu hiệu "Phú quốc cường binh" "Quyết theo kịp phương Tây", đã góp phần khiến người Nhật trở nên tích cực và nhiệt tâm với "văn minh khai hóa". Và, với cách thức thâu dụng người tài, chính phủ Minh Trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho những tinh hoa của đất nước được khai mở những nguồn sáng của văn minh.
Những học giả trong trào khai sáng tại Nhật Bản đã được tạo cơ hội đến các quốc gia Tây phương để học hỏi các kiến thức về kinh tế, thống kê, luật pháp, chính trị học, khoa học – kỹ thuật,... để sau đó, Nhật Bản tiến hành nhiều cuộc cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực, khiến nước Nhật mau chóng trở thành một quốc gia hùng mạnh!
Phong trào Duy tân có sự đóng góp lớn của những trí thức trong chính quyền cũ (chính quyền Tokugawa trước thời Minh Trị) và hội trí thức Merokusha (Minh lục xã) – một hội trí thức với các tên tuổi lẫy lừng như Nishimura Shigeki, Nishi Amane, Fuzukawa Yukichi (5), đã góp phần to lớn vào sự chuyển biến tư tưởng của người dân Nhật Bản trong thời kỳ khai sáng.
Điểm qua một số thành quả mà Minh lục xã đã gây dựng là hàng loạt các tác phẩm, các cuốn tự truyện, các bài xã luận về hầu mọi chủ đề như kinh tế, chính trị, pháp luật, triết học, khoa học, tôn giáo, v.v... cùng với Minh lục tạp chí được sáng lập bởi Minh lục xã, đã tạo nên sự mới mẻ và sôi động cho các luận đàn tri thức ở Nhật Bản thời đó.
Các tác phẩm điển hình cần kể đến: như cuốn "Khuyến học" của Fukuzawa (6), ngay lần in đầu tiên đã có số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu; tác phẩm dịch thuật "Bàn về tự do" của John Stuart Mill (7), được xuất bản lần đầu ở Anh năm 1859, đến năm 1868, đã được dịch ở Nhật Bản với 2 triệu bản phát hành, trong khi dân số Nhật Bản lúc đó khoảng 35 triệu người. Nhìn vào các con số ấy, có thể thấy tầm ảnh hưởng của các tác phẩm đó đối với người dân Nhật Bản thật rộng lớn!
Coi trọng vai trò của dịch thuật là một điểm quan trọng của văn minh khai sáng. Nhiều tác phẩm dịch thuật ra đời lúc đó ("Bàn về tự do" là một ví dụ kể trên) đã góp phần không nhỏ giúp nâng cao tầm thức của người Nhật, và có vai trò to lớn trong việc đem lại những thành quả rực rỡ của Duy tân. Cuộc cách mạng Duy tân, sau chừng 30 năm, đã góp phần khiến Nhật Bản trỗi dậy ngang hàng với các quốc gia Âu, Mỹ!
Trong số luận điểm của các học giả, có thể thấy nổi bật lên những tư tưởng tiến bộ của Nishi, khi đề nghị dùng mẫu tự La Tinh để biểu thị tiếng Nhật, của Tsuda khi chủ trương phải có tự do xuất bản, của Fukuzawa khi cho rằng chính phủ phải chia sẻ "quốc quyền" với dân chúng, hay như ý tưởng thành lập "dân tuyển nghị viện", tức quốc hội ngày nay, của Itagaki. Nhiều luận điểm khi ấy đã được tranh luận sôi nổi trên Minh lục tạp chí.
Tuy các thành viên của Minh lục xã có nhiều ý kiến khác nhau về các vấn đề quan trọng được bàn thảo, song, "chính sự khác biệt cùng những cuộc thảo luận thẳng thắn trên Minh lục tạp chí đã đóng góp cho nguyên tắc tương đối trong việc hình thành tính đa dạng của tư duy." (8) Ví dụ như: "Cuộc bàn cãi về vai trò của người trí thức đối với chính quyền giữa Fukuzawa, một học giả ở ngoài chính phủ, và Katô, đại diện cho những trí thức phục vụ trong chính quyền, đã đưa đến hai trào lưu học thuật ở nước Nhật cận và hiện đại. Với tư cách là người sáng lập trường Khánh Ứng Nghĩa thục (Keiô Gijuku), Fukuzawa được xem là người mở đầu cho truyền thống học thuật và trường ốc độc lập với chính phủ (shigaku, tư-học), tức private academy. Ngược lại, Katô, sau đó trở thành hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Đông kinh (1877), là cha đẻ của truyền thống học thuật và trường ốc do nhà nước thiết lập và nâng đỡ (kangaku, quan-học), tức official academy. Những thành quả này có thể xem là một đóng góp quan trọng của hội Meirokusha, bởi lẽ trước đó vì không có truyền thống tự do thảo luận nên người ta thường chụp mũ, đơn giản dán nhãn hiệu tà thuyết (kyotan bôsetsu, hư-đản vọng-thuyết) cho những ý kiến đối lập." (9)
Phong trào khai sáng đã để lại những di sản vô giá của những trí tuệ biết bắt kịp thời đại, để Nhật Bản ngày nay được thừa hưởng và tiếp tục phát huy tinh thần của những trí tuệ ấy. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu với những thành trì cũ mòn trong tư duy, nhờ được dẫn dắt bởi những người mang sứ mạng khai sáng, quốc gia châu Á này đã vươn lên mạnh mẽ để sánh ngang tầm với các nước Tây phương!
Phong trào khai sáng tại Việt Nam
Ngọn gió khai sáng từ Nhật Bản thổi qua Trung Hoa, khiến cho các nhà cách mạng tân tiến tại nước này tạo nên một loạt các tác phẩm triết học trong bộ Tân thư, với những phản ánh về hiện thực đất nước và những phương án giải quyết các vấn nạn để đưa Trung Hoa đến con đường cải cách. Tiếp thu tinh thần khai sáng qua các Tân thư cùng các trước tác của Montesquieu, Rousseau, Voltaire,... Phan Châu Trinh đã nhìn thấy được những nhược điểm cơ bản về văn hoá xã hội của Việt Nam so với phương Tây, những lạc hậu và hủ hóa trong bộ máy cầm quyền phong kiến đã bám rễ từ lâu, là nguyên nhân khiến đất nước phải chịu thân phận thuộc địa. Nhận thức được điều đó, ông đã có sự chuyển biến về tư tưởng có ý nghĩa cách mạng trong công cuộc tìm đường cứu nước.
Từ đó, Phan Châu Trinh sáng lập phong trào Duy tân với ba điểm chính: "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh", trong đó, "dân trí" đóng vai trò quan trọng như chìa khóa để mở ra một thời đại mới, với những con người có tri thức mới, để từ đó, đất nước có khả năng giành được độc lập và trở nên cường thịnh.
...
Trong phong trào Duy tân, Phan Châu Trinh cùng Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã lập nên một "bộ ba Quảng Nam", đi đến nhiều miền đất nước, mở nhiều trường dạy học những tri thức mới. Vào năm 1908, hai năm sau khi được phát động, phong trào Duy tân đã lan rộng khắp cả nước, tạo nên sự kiện "Trung Kỳ dân biến", mà sau đó, tiếc thay, đã bị thực dân Pháp và tay sai dập tắt.
Phong trào Duy tân, theo nhà văn Nguyên Ngọc "chủ yếu nhằm vào một cuộc cải cách giáo dục sâu rộng, với tư tưởng cơ bản là thực học, đối với chúng ta ngày nay dường như bỗng trở nên thời sự một cách lạ thường" (12). Quả là vậy, khi thành quả của giáo dục hiện tại là thấp so với những đòi hỏi bức thiết mà thời đại đặt ra, khi hiện tại Việt Nam vẫn đang lạc hậu hàng thế kỷ so với thế giới!
____________________________________________
Chú thích:
(1, 2, 8, 9) "Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng khai sáng ở Nhật Bản" – Vĩnh Sính
(3, 4) Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì? – Bùi Quang Minh
(5) Nishimura Shigeki: giảng viên Hán học và về sau là trưởng phòng biên tập của bộ Giáo dục. Nishi Amane: một quan viên của hai chính quyền Tokugawa và Meiji và về sau là thứ trưởng bộ quốc phòng. Fukuzawa Yukichi: nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại.
(6, 7) Các cuốn sách hiện đã được dịch và được phát hành tại Việt Nam năm 2004
(10, 11, 12) Tính cập nhật kỳ lạ của một tư tưởng lớn – Nguyên Ngọc
Tags: japan
— Albert Einstein
Nhân dân lẫn chính phủ, nếu cả hai phía đều làm trọn bổn phận, trách nhiệm của mình thì chẳng cần phải nói gì thêm cả. Nhưng cũng có những lúc chính phủ đi chệch hướng, thi hành lối chính trị chuyên chế bạo tàn, chạy theo quyền lực vô tri thức. Những lúc như thế, nhân dân buộc phải hành động. Và sẽ hành động theo một trong ba giải pháp như sau. Hoặc từ bỏ khí tiết, khuất phục chính phủ. Hoặc phản kháng chính phủ bằng bạo lực. Hoặc sẵn sàng hiến thân, hy sinh tính mạng chứ không chịu để mất khí tiết. Tôi xin giải thích rõ hơn.
Giải pháp thứ nhất: Nếu chấp nhận vứt bỏ khí tiết, tuân theo chính phủ vô điều kiện thì có thể coi đây là giải pháp mù quáng.
Tôi đã giải thích ở phần trước: Đạo làm người là tuân theo đạo trời. Nếu vất bỏ đạo lý, khí tiết, đồng loã với những sai trái bất chính thì tự chúng ta đã làm hỏng vị thế của cong người, và tập quán xấu đó sẽ truyền tới đời con, đời cháu.
Từ trước tới nay, ở Nhật Bản có nhiều chính phủ thi hành chế độ chính trị chuyên chế bạo ngược đối với lũ dân ngu muội chúng ta. Nền chính trị bạo ngược sẽ không thể kéo dài mãi được. Biết vậy nhưng lặng thinh chấp nhận cảnh sống cùng cực chỉ vì sợ Tướng quân – Mạc phủ nổi giận và trấn áp. Chính điều này là ví dụ rõ ràng nhất mà tôi phải nói: Nếu nhân dân từ bỏ vị thế của mình thì tương lai bất hạnh sẽ chờ đón chúng ta.
Giải pháp thứ hai: Cá nhân chống lại chính quyền, là điều không tưởng. Vì thế mà tập hợp nhau, lập nhóm lập đảng gây nên nội chiến, nội loạn. Cách này tôi không cho là cách làm nghiêm túc. Bởi nếu xảy ra nội loạn thì vấn đề phân biệt thiện, ác sẽ bị loại bỏ. Các bên chỉ dựa vào sức mạnh trên chiến trường để giải quyết. Và kẻ thắng sẽ quyết định tất cả. Mà các bạn hãy xem lại lịch sử từ cổ chí kim của Nhật Bản sẽ rõ: dân chúng tay không bao giờ cũng yếu thế hơn chính phủ. Tôi nghĩ thế này, nếu suy nghĩ về nguyên nhân của loạn lạc nội chiến thì rõ ràng do oán hận căm ghét sự vô nhân đạo, không có tình người của tầng lớp cai trị, nên mới dẫn đến xảy ra các cuộc nổi dậy chống đối. Và không có gì vô nhân đạo, không đếm xỉa đến tình người cho bằng nội loạn. Tình người bị chia cắt, cha con, anh em trở thành kẻ thù địch, nhà cửa bị cướp phá, giết chóc lẫn nhau, sự tàn bạo kinh khủng không sao kể xiết. Mà phe thắng có lập ra chính phủ thì có gì đảm bảo chính phủ đó sẽ thực thi một đường hướng chính trị tử tế, vì họ sinh ra trong máu của nội loạn kia mà.
Giải pháp thứ ba: Giữ trọn đạo lý chính nghĩa, sẵn sàng hi sinh mạng sống trước mọi áp bức của chính quyền. Tức là tin tưởng một lòng một dạ vào đạo Trời, dù phải chịu mọi cực hình của chính quyền chuyên chế, bạo ngược cũng không khuất phục, giữ vững khí tiết, bảo vệ chân lý, niềm tin, hơn nữa không bao giờ sử dụng vũ khí bạo lực, chỉ dùng đạo lý để kháng cáo với chính phủ.
Trong cả ba giải pháp, tôi cho rằng giải pháp thứ ba là thượng sách. Nếu chúng ta chất vấn chính quyền bằng lý lẽ thì những luật pháp tốt hoặc những chính sách tuyệt vời hiện hành trong quốc pháp không bị ảnh hưởng. Thuyết phục bằng lý lẽ, điều đó sẽ thấm dần vào lòng người theo lẽ tự nhiên. Năm nay, thuyết phục chưa được thì sang năm tiếp tục thuyết phục cho tới khi chính quyền hiểu ra. Và mục đích của nó là ngăn chặn và cải thiện bất chính trong chính quyền. Và một khi chính phủ đã chấp thuận cải thiện chính sách thì việc chất vấn chính phủ cũng sẽ chấm dứt.
Nếu chúng ta dùng sức mạnh đối địch với chính phủ thì chính phủ cũng sẽ đáp lại bằng việc đàn áp, bắt bớ. Quan chức chính phủ dù có là những kẻ bạo chính thì cũng là người Nhật Bản chúng ta cả. Trước những lời lẽ đúng với đạo lý của những người chất vấn chính phủ trong hoà bình và sẵn sàng hi sinh thân mình vì đạo lý đó thì không lẽ không thuyết phục hoặc không làm lay động được các quan chức chính phủ. Tôi nghĩ rằng họ không thể không hối hận về những lầm lỗi, sai trái của họ và sẽ cải tà quy chính.
Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.
-> "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn"
Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!"
-> "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"
Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"
-> "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở"
Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!"
-> "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"
Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!"
-> "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"
Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó lãnh đạo chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!"
-> "Kiến thức thì giá trị như vàng"
KẾT LUẬN: Trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối.
Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình.