Nhật Bản khác ta những gì?
Bài viết cách đây 7 năm (2006) của Nguyễn Lân Dũng.
Nước ta có 83 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là 87 triệu người. Theo tài liệu của CIA (www.cia.gov) thì vào tháng 7-2006 dự kiến nước ta có 84 403 000 người! Như vậy chắc chắn không phải là nước nhỏ. Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh xâm lược của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn không phải là nước yếu. Thế hệ trẻ Việt Nam vứt vào môi trường Đại học nào ở nước ngoài đều học giỏi và rất nhiều người gốc Việt đang giữ các trọng trách tại các Trung tâm khoa học và công nghệ tiên tiến ở các nước phát triển . Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy.
Nhưng chúng ta là nước nghèo và kém phát triển so với rất nhiều nước trên thế giới. GDP bình quân đầu người chỉ được có khoảng 640 USD (!). Mỗi năm hiện nay bình quân còn phải trả nợ 2 tỷ USD và càng ngày càng nhiều hơn nữa (!)
Do điều kiện công tác tôi có nhiều dịp sang Nhật Bản và lần nào tôi cũng không thể không tự hỏi: Vì sao nước Nhật có thể phát triển nhanh đến như vậy ?
Nước Nhật rộng gần 378 nghìn km2 , không hơn ta bao nhiêu (Việt Nam gần 330 nghìn km2) nhưng Nhật Bản gồm tới khoảng 6800 hòn đảo, trong đó chỉ có 5 đảo lớn, hơn nữa có tới 67% lãnh thổ là...núi! Đất trồng trọt thường xuyên chỉ chiếm 0,9% diện tích (!). Tỷ lệ này ở nước ta là 6,93% (www.cia.gov) .Chúng ta không nghèo vì đất.
Nước Nhật có tới khoảng 80 núi lửa hoạt động (10% tổng số núi lửa hoạt động trên thế giới ). Nhật lại là nước có cấu tạo địa tầng không ổn định nên rất hay động đất. Các trận động đất lớn là: năm 1923 làm khoảng 90 nghìn người chết và 100 nghìn người bị thương, năm 1995 làm chết 6 nghìn người và 40 nghìn người bị thương... Trung bình mỗi năm Nhật có 4 cơn bão đổ vào và có lần sóng thần đổ vào Okushiri đã làm cho 230 người chết và bị thương. Ta không có những hoàn cảnh khó khăn như vậy .
Kirishima |
Chữ Nhật khó đọc và khó học vì bên cạnh chữ phiên âm lại còn có tới 5 vạn chữ Hán (Kanji) viết nguyên dạng, mỗi người dân tối thiểu cũng phải thuộc 1945 chữ Hán (!). Lại còn chữ mềm (Hiragana) dùng để ghép âm tiếng Nhật , chữ cứng (Katakana) dùng để phiên âm tiếng nước ngoài. Chữ Quốc ngữ của ta đâu có khó như thế, người dân học 3 tháng đã đủ thoát nạn mù chữ!
Nước Nhật là một quốc gia đất chật, người đông và hầu như có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Dân số Nhật Bản là 127,46 triệu người (2006), đứng hàng thứ 7 trên thế giới , vậy mà vì diện tích nhỏ bé, lại nhiều núi non cho nên tuy theo lý thuyết thì bình quân mật độ dân cư là 335 người/km2 nhưng thực tế các khu dân cư có mật độ dân số rất cao. Người Nhật phải dành một nguồn ngoại tệ rất lớn (năm 2005 là 451,1 tỷ USD f.o.b.) để nhập khẩu nhiên liệu, kim loại, lương thực, thực phẩm... Nước ta có mật độ dân cư thấp hơn nhiều, là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, đứng thứ bậc cao trong xuất khẩu hải sản và nhiều sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, điều, tiêu, cao su...), có nguồn dầu thô , khí thiên nhiên cùng nhiều khoáng sản quý giá khác đang được khai thác và còn có lượng dự trữ không nhỏ.
Sakurajima |
Nước Nhật phải đối đầu với tình trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng . Mặc dầu Bộ luật Môi trường công bố năm 1967 đã làm giảm thiểu đi rõ rệt các bệnh có nguồn gốc từ các nhà máy (như bệnh hen suyễn do khí thải của công nghiệp lọc dầu, bệnh Mizumata do ô nhiễm thủy ngân, bệnh Itai-Itai do ô nhiễm cadmium...) nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được ô nhiễm từ các đám mây quang hóa, từ thủy triều đỏ (do sinh vật phù du phát triển quá mạnh khi tiếp nhận nhiều N và P trong nước thải) dẫn đến làm hạn chế sản lượng hải sản, các ô nhiễm do mưa acid gây thiệt hại cho mùa màng...
Vậy yếu tố nào làm cho nước Nhật nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn sau thế chiến II và hiện đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới? Nhiều người Nhật nói với tôi: nguyên nhân chính là do đạt tới trình độ kỹ thuật cao nhờ trí thông minh và tinh thần lao động cần cù, nghiêm túc. Tôi cũng tin là như vậy.
Trong khi nhiều cường quốc lao vào công cuộc chạy đua vũ trang thì nước Nhật tập trung vào phát triển kinh tế. Độ độc lập ngoại thương (căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng lượng mậu dịch (xuất nhập khẩu) trên tổng thu nhập quốc gia. Chỉ số này năm 1955 đã đạt tới 10%, nhưng từ năm 1955 đã tăng lên đến 20% và từ năm 1958 đến nay luôn giữ được ở mức 22-23%. Không có nước thứ hai nào trên thế giới đạt đến mức tăng trưởng như vậy. Năm 1960 GNP của Nhật chiếm 2,8% tổng sản lượng của thế giới, nhưng đến năm 1980 tỷ lệ này đã tăng lên đến 10,1% .GDP (tính theo PPP) của Nhật năm 2005 là 3 914 nghìn tỷ USD, trong khi GDP (tính theo PPP) của nước ta năm 2005 là 253,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật (f.o.b.)năm 2005 là 550,5 tỷ USD, trong khi của Việt Nam (f.o.b.)năm 2005 là 32,23 tỷ USD (www.cia.gov) . Con đường công nghiệp hóa của Nhật phản ảnh rõ nét trong việc thu hẹp lại tỷ lệ nông dân. Nếu như năm 1960 còn có 26,8% dân số thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp thì đến năm 1992 tỷ lệ này chỉ còn 5,5%. Diện tích canh tác thu hẹp lại rất nhiều nhưng nhờ có cải tiến kỹ thuật mà năng suất nông nghiệp lại tăng rất nhanh. Dù sao thì nước Nhật đã chọn con đường không cần tự túc lương thực , thực phẩm mà đầu tư vào các ngành công nghiệp, trong đó có Công nghệ sinh học. Tôi không chỉ được đến làm việc tại những trung tâm CNSH cấp quốc gia hết sức hiện đại như NITE, RIKEN...mà còn vô cùng ngạc nhiên khi tiếp cận với các trung tâm CNSH dược phẩm của tư nhân với quy mô đầu tư và hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Sản phẩm nông nghiệp dùng làm nguyên liệu để lên men các chủng vi sinh vật mang gen tái tổ hợp nhằm chế tạo ra dược phẩm thì giá trị tăng lên không hiểu là hàng nghìn hay hàng vạn lần? Chắc là còn cao hơn nữa rất nhiều (!)
Có thể nói dân chúng Nhật có cuộc sống rất sung túc khi GDP bình quân tính theo đầu người đã đạt đến 30 700 USD (2005) đứng thứ nhì thế giới. Tuổi thọ bình quân của người Nhật đứng vào hàng cao nhất thế giới (sau 60 năm mà tuổi thọ bình quân cả nam lẫn nữ đều tăng thêm ...30 tuổi (!).Tuổi thọ bình quân hiện nay với nam là 77,96, với nữ là 84,7 (2006)
Sự tiến triển vượt bậc về trình độ khoa học và công nghệ không thể tách rời với các thành tựu về giáo dục. Giáo dục bắt buộc với bậc Tiểu học (6 năm) và Cấp II- gọi là Trung học (3 năm). Có thể học tiếp lên cấp III- gọi là Cao học (3 năm) hoặc vào thẳng các Trường chuyên nghiệp (5 năm). Gần 100% học sinh Nhật học tiếp cấp III sau đó nếu muốn chuyển sang Trường chuyên nghiệp chỉ cần học thêm 2 năm. Bậc học sau cấp III là Đại học (thường là 4 năm nhưng có trường chỉ 2 năm), bậc học mà ta gọi là Cao học thì Nhật gọi là Tu học. Sau bậc Thạc sĩ là bậc Tiến sĩ với trình độ tương đương với đẳng cấp quốc tế. Còn có các Trường dạy nghề (chỉ học 1 năm) và các Trường đặc biệt dành cho người khuyết tật. Ai cũng được học hành nhưng không phải ai cũng đổ xô vào việc có bằng được mảnh bằng Đại học. Có khoảng 48-50% học sinh cấp III vào học các Trường Đại học. Số còn lại chuyển sang học nghề và có tiền đồ cũng rất sáng sủa. Đã thi đỗ vào Đại học thi hầu như không có sinh viên nào không tốt nghiệp. Điều kiện nghiên cứu khoa học của thầy và trò ở các Trường Đại học là rất tốt.
Sự phát triển của giáo dục và khoa học- công nghệ ở Nhật được phản ánh một phần trên các giải Nobel. Có thể kể đến các giải Nobel dành cho các nhà khoa học Nhật Bản như Yukawa Hideki (Vật lý, 1949), Tomonaga Shin’ichiro (Vật lý, 1965), Esaki Reona (Vật lý,1973), Fukui Ken’Ichi (Hóa học, 1981), Tonegawa Susumu (Y học, 1987), Shirakawa Hideki (Hóa học, 2000), Noyori Ryoji (Hóa học, 2001), Masatoshi Koshiba (Vật lý, 2002), Koichi Tanaka (Hóa học, 2002). Trong Văn học có Kawabata Yasunari (1968), Oe Kenzaburo (1994). Ngoài ra còn có Nobel Hòa bình dành cho Thủ tướng Sato Eisaku (1974)...
Người Nhật chủ yếu làm việc trong các Công ty tư nhân. các Công ty này có truyền thống là tuyển dụng suốt đời và tạo được tâm lý Công ty là nhà của mình. Người Nhật nổi tiếng là làm việc nhiều . Tuy theo Luật lao động quy định mỗi tuần chỉ làm 5 ngày, mỗi ngày làm 8 tiếng nhưng giờ lao động ở Nhật thật sự là những giờ lao động nghiêm túc với kỷ luật rất tự giác.
Quan sát xã hội Nhật Bản, dù không được sâu sắc, nhưng theo tôi điều đáng học là việc tạo được điều kiện cho mọi người phát huy được hết năng lực của mình. Không có chuyện tiền lương không đủ sống nên đầu óc không tập trung hết mình vào trách nhiệm được giao như chuyện rất phổ biến ở nước ta. Tiền lương và tiền thưởng vừa theo thâm niên vừa theo năng lực và hiệu quả. Điều ấy làm cho ai nấy đều thấy cần gắn mình vào với Công ty hay đơn vị công tác và luôn tìm cách để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc được giao. Quản lý tài chính không quá phức tạp .Hầu như mọi thứ cần mua đều có ở các siêu thị (và các cửa hàng nhỏ phục vụ suốt ngày đêm). Tiêu pha chủ yếu bằng thẻ tín dụng, mua gì cũng được tính tiền (và thuế) qua máy tính nên khó có thể gian lận thương mại . Các cửa hàng khác hầu như chỉ là cửa hàng ăn và may mặc (vì ý thích của mọi người quá đa dạng).
Điều dễ thấy là lương công chức rất cao vì bộ máy hành chính rất gọn nhẹ. Một nước phát triển và đông dân như nước Nhật Bản mà chỉ có 9 bộ (!): bộ Tư pháp, bộ Ngoại giao, bộ Tài chính, bộ Giáo dục-Văn hóa-Khoa học (!), bộ Y tế- Phúc lợi, bộ Nông- lâm- ngư nghiệp, bộ Công nghiệp - Thương mại, bộ Quốc thổ-Giao thông, bộ Môi trường. Ngoài ra Thủ tướng chỉ còn bổ nhiệm thêm Bộ trưởng Tổng vụ, Bộ trưởng Ngân hàng, Trưởng ban Tổ chức Chính phủ, Chủ tịch Uy ban Công an quốc gia ,Tổng tư lệnh Cục phòng vệ, Cục trưởng cục Khoa học -Kỹ thuật, Cục trưởng cục Kinh tế -Tài chính, Cục trưởng cục Cải cách hành chính.
Tôi đã có dịp giao thiệp với người phụ trách lĩnh vực Công nghệ sinh học trong Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản. Tôi không ngờ được ở vị trí quan trọng như vậy mà lại là một người còn rất trẻ, và tất nhiên là rất thạo chuyên môn. Làm việc với chuyên gia Nhật Bản phải theo một lịch trình chính xác hết sức về giờ giấc và thường với cường độ khá căng thẳng. Hiệu quả cao của công việc tất yếu phải lĩnh lương cao. Nhiều người cho rằng nước ta hiện nay có tình trạng không làm việc thật sự nên không có lương thật sự. Tôi nghĩ rằng muốn có lương thật sự thì phải rà soát lại từng cương vị và trách nhiệm công tác của mỗi người để không phải gánh mãi một biên chế quá khổng lồ và rất kém hiệu quả như hiện nay. Nghe nói ngày xưa ở nước ta bình quân 3000 người mới có một người ăn cơm Vua (!). Nếu theo tỷ lệ này thì nhẽ ra hiện nay số người ăn lương của Chính phủ không được quá 28 000 người (!). Không hiểu số người thuộc biên chế ăn lương của ngân sách trong cả nước hiện nay là gấp bao nhiêu lần so với con số này? Số người hưởng lương và phụ cấp ngay ở một xã hiện nay cũng thường không dưới vài chục người (!), hiện nay cấp Thôn cũng đang đòi hỏi phải có lương hay phụ cấp cho cán bộ. Số tiền cho từng người thực tế chả đáng là bao, nhưng cộng lại tất cả xã, phường, thôn buôn thì số tiền lại là hết sức lớn.
Người ta đã tổng kết: Muốn làm giàu trước hết phải làm đường. Giao thông ở Nhật phát triển ở mức độ rất cao nên đã góp phần rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Nhật Bản hiện có 173 sân bay, 23 577 km đường sắt (trong đó có 16 519km đường dành cho xe chạy bằng điện), 1 177 278 km đường bộ, đường thủy với 683 tầu biển (1000 GRT hay lớn hơn nữa) và rất nhiều tầu nhỏ hơn. Việt Nam có 23 sân bay nhưng chỉ có 2 sân bay quốc tế, chỉ mới có 2 600 km đường sắt (chưa có đường sắt cao tốc và chưa có đường tàu điện ngầm), 215 628 km đường bộ (chưa có đường cao tốc theo đúng nghĩa).
Chúng ta đã xem phim Oshin và thấy rõ sau chiến thanh thế giới (1945) nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá kiệt quệ đến mức nào. Vậy mà chỉ đến năm 1954 kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và sau đó là thời kỳ phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tuy tốc độ phát triển có chậm hơn nhưng mọi mặt kinh tế- công nghiệp- tài chính- thương mại- dịch vụ- khoa học- kỹ thuật đều được đánh giá là ở mức đứng thứ nhì trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ) và với dự trữ ngoại tệ đứng vào hàng đầu thế giới. Ngày xưa Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã chủ trương phong trào Đông Du- hướng tới Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm. Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới nhẽ nào chúng ta không bình tĩnh và khiêm tốn nhìn lại những bài học kinh nghiệm mà Nhật Bản đã thu được trong 60 năm qua. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn, với điều kiện địa lý ít thiên tai bất khả kháng (núi lửa, động đất), với bản chất của một dân tộc không thua kém gì về trí tuệ, về tính cần cù lao động và chịu thương , chịu khó...chúng ta nhẽ nào không thể không có được những bước tiến nhảy vọt nếu như chúng ta biết đi ngay vào các mũi nhọn của khoa học và công nghệ , biết thực hiện cải cách hành chính để phát huy cao nhất tiềm lực của thiên nhiên và năng lực của toàn dân tộc?
Chúng ta thua kém Nhật Bản ở những mặt nào và vì lý do gì?
Tags: japan
[img]http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/chudiepquynh/122012/13/14/tr2_mh_trang_2.jpg[/img]
Nhưng một số người sống thanh thản, hạnh phúc và vui vẻ vì họ xác định thế là đủ cho đời một con người. Trái lại còn rất nhiều người tiếp tục lao đầu vào chính cái tham của mình mà chết.
Xa xưa ở TQ đã có bài thơ:
Tranh giành trục lợi có thôi đâu,
Thức khuya dậy sớm hãm hại nhau,
Có chú lừa gầy thèm ngựa tốt,
Làm quan Tể tướng muốn Vương hầu,
Chỉ vì cơm áo mà lao khổ,
Chẳng sợ Diêm vương bắt chóng mau,
Chúi mũi làm giàu cho cháu chắt,
Chẳng ai ngoảnh lại biết quay đầu.
Khổ thế đấy. Chết cũng tại một căn bệnh mà cả loài người nghiện không thể cai được đó là bệnh "nghiện tiền" .
"Nếu không có sở trường thì dùng sở đoản, nếu không còn sở đoản thì cần sở khanh."
sở khanh = Sở Khanh, một tên lưu manh nổi tiếng chốn Lầu Xanh - Truyện Kiều.
Có lẽ đây chỉ là câu nói vui,nếu là từ miệng một tay giám đốc công ty Thiếu Trách Nhiệm Vô Hạn thì còn có lý, nhưng lại từ một cán bộ cao cấp thì mới thật là chuyên lạ.
Tớ sống qua 3 thời: Đệ nhất cộng hòa của cụ Diệm, Đệ nhị cộng hòa của cụ Thiệu, và thời xã hội chủ nghĩa hiện nay thì đời sống dân chúng càng ngày càng tệ hơn về mọi mặt, đạo đức và văn hóa xã hội ngày càng tha hóa trầm trọng.
Tớ xin ví dụ:
1. Thời cụ Diệm nhà cửa tối ngủ không cần cài then, tài sản để ngoài sân không cần cài cổng. Nửa đêm đi về thôn quê hay thành thị không có cướp. Con người giữ gìn Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín rất mực thước đàng hoàng. Luật người cày có ruộng và chương trình kinh tế mới của cụ Diệm rất chỉnh chu và làm ra được 4 cao nguyên hiện tại trù phú. Người dân hầu như không có ăn xin.
2. Thời cụ Thiệu miền Nam loạn hơn, me Mỹ đầy đường, con người thực dụng hơn, nhưng đời sống phủ phê, chỉ sợ ra chiến trường chết vì lũ tay sai 2 phe hắc bạch. Nhưng chữ tín của thời đệ nhị cộng hòa vẫn còn giữ gìn chỉnh chu. Không hứa rồi phủi đít như cán bộ bây giờ.
3. Còn thời bây giờ thì hết nói từ nào để mô tả được nữa rồi, vì nó đã đi đúng biểu đồ hình sin và chạm đáy. Nó chỉ còn chờ ngày sụp đổ mà thôi. Làm gì mà có chuyện loạn luân như thời này, trò đánh thầy, cha giết con và ngược lại, cán bộ thì hủ hóa, dân chúng thì trộm cướp đầy đường.
Hồi VNCH làm gì có dân đi bán vé số như bây giờ? Ăn xin càng không có vì đã có dưỡng đường và trung tâm cơ nhỡ cho dân nghèo. Nhà thương thí thì dân vào bất kỳ giàu nghèo đều không tốn tiền. Cụ thể bệnh viện Thánh Gia ở đường Gia Long cũ bây giờ là đường Trần Hưng Đạo Quy Nhơn, đổi tên thành BV thành phố Quy Nhơn, trước 1975 bất kể ai vào cũng không tốn tiền vì được Tòa Thánh Vatican và các hiệp hội từ thiện thế giới tài trợ, etc... Cái tốt của VNCH không kể hết, trong khi cái xấu của VNCS thì cũng không thể kê khai đủ cả ngàn trang như thế này.:)
Ngày mới hạnh phúc,
Hè hè Bà Mẹ Bàn Cờ Sài Gòn bị chúng ru ngủ nhỏ nước lú vào tai !!! Khiến Đất Nước chậm trễ chuyến Tầu Lịch sử...
Sài Gòn HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG năm 1963 thì TÂN GIA BA hình như chưa ĐỘC LẬP !! ??? Thế mà ngày nay Sài Gòn tụt hậu về Thế kỷ 18 TÂN GIA BA là Singapore ĐẢO QUỐC hùng cường ...
Năm 1965, tổng sản lượng của Singapore đạt gần 1 tỷ đôla , tính theo đầu người là 516 đôla/năm; năm 2010, 2 con số này đã vọt lên thành 223 tỷ và 44.000 đôla – có nghĩa là tổng sản lượng tăng hơn 200 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 80 lần so với 37 năm trước. Thật là một kỷ lục phi thường. Nhân dịp này báo chí Pháp, Anh nêu bật nếp sống thật sự giản dị, gương mẫu của ông Lý Quang Diệu - hay “Lão Lý”, theo cách gọi thân mật của người dân. Ông không đồng ý việc tạc tượng, trưng ảnh ông, đặt tên ông cho các công trình. Ông vẫn ở căn nhà nhỏ, đi xe hơi loại rẻ. Con trai ông, Lý Hiển Long, dù là thủ tướng đương nhiệm, và con gái ông, bác sỹ Lý Vĩnh Linh, cũng theo nếp sống như thế, không có biệt thự, nhà nghỉ riêng, không có xe cộ, trang sức gì khác người. Triết lý sống của cả gia đình ông là thế, không lập dị, không đua đòi, xem sự thanh bạch là một điều đương nhiên để được sống an vui, hạnh phúc. Điều quan trọng đối với ông là dân Singapore sống tốt, sống sạch, xã hội sạch, môi trường sạch, lương tâm sạch.
Singapore có thu nhập đầu người cao nhất Đông Nam Á, 44.000 đôla / năm, gấp hơn 40 lần mỗi người dân Việt Nam hiện nay, ấy vậy mà họ vẫn nghe theo «Lão Lý». Đồng tiền là quý, là cần khi thu nhập chính đáng, nhưng phải luôn luôn cảnh giác; đồng tiền có thể tha hóa xã hội, tạo nên bất bình đẳng, cho nên cần luôn đặt giá trị con người và đạo lý làm người lên trên giá trị của đồng tiền. Từ đó đồng tiền sẽ là phương tiện, là công cụ quý của con người, phục vụ chứ không làm chủ con người. Chí lý thay!
Các bạn Singapore thường nói: « Chúng tôi quý ông già Lý, ‘Lão Lý’ của chúng tôi, vì ông không những là Cha đẻ của nước Singapore độc lập, ông còn là Kiến trúc sư của Singapore mới, phồn vinh, sạch sẽ từ trong ra ngoài, một xã hội hài hòa, ổn định, hòa bình, được bạn bè khắp nơi quý trọng, giữa một thế giới đang có nhiều hỗn loạn và khủng hoảng.
Ở huyện YT, giáo viên đang dạy học yên lành, người ta đổi đi dạy xa nhà vài ba chục cây số. Nếu nhà ai có kinh tế khấm khá thì bị đổi xa hơn. Và sau đó chính sách bất thành văn của huyện là cứ xin đổi lại vị trí cũ, mỗi cây số là 2 triệu đồng. Giá thống nhất trong toàn huyện. Đương sự xin một trong những người sau đây đều được giải quyết: Chủ tịch, phó chủ tịch huyện, trưởng phòng giáo dục và ông tổ chức cán bộ của phòng. Họ thu tiền rồi chia nhau theo tỷ lệ do họ thống nhất quy định nên xin ai cũng được, rất dễ!
Đi dạy một đời, người ta đổi chỗ vài lần ,phải xin xỏ, coi như làm cho họ ăn, mình nhịn đói, nhiều người lỗ vốn. Đã có trường hợp bức xúc quá, đánh giết nhau, tự tử...Tôi biết rõ nhưng cũng chẳng dám nói ra.
Vá chín, ép săm lốp
Bơm mực, rửa bút bi
Gia công quy gai xốp
Lộn cổ áo sơmi
Kỹ sư cầu đường, công trình - mua điểm , chạy điểm thì tất nhiên sẽ ra cho ra những công trình bê tông trộn đất, cốt sắt lõi tre .
Cử nhân kinh tế, thương mại - mua điểm, chạy điểm sẽ cho ra đời nhiều Vinashin, Vinaline ....
Công chức mua giá 100 triệu - tất nhiên sẽ sản sinh ra đội ngũ công chức tham nhũng hùng hậu, đục khoét đất nước, đè đầu, cưỡi cổ người dân. Bỏ ra trăm triệu thì phải tính thu hồi vốn .
TIỀN đã làm đảo lộn mọi giá trị .
[img]http://sphotos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/c28.0.403.403/p403x403/483499_137199913099933_1769715164_n.jpg[/img]
Trích thơ của một tác giả vô danh:
Có ông hiệu trưởng Xuân Hề
Ẵm cô cháu gái “xin” về nghỉ hưu
Mặc cho con vợ nó kêu
Mặc cho con gái đi bêu khắp làng
Anh hùng lao động vẻ vang
Giáo sư tiến sỹ lộ hàng ve chai
Tham nhũng hối lộ cực tài
Máu dê nghĩ cũng gấp hai dê già
Dấu diếm mãi cũng lộ ra
Sinh viên lên tiếng chửi…thằng hề!
Tạ Xuân Tề, Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP
Cũng cùng một màu đỏ sân trường, màu đỏ ngày xưa là màu của máu rỉ ra từ con tim của những đứa học sinh thương yêu bạn bè như máu thịt của chính bản thân mình, tôn trọng thầy cô như chính cha mẹ của mình. Màu đỏ hôm nay lại là màu của máu tuôn ra từng dòng xối xả sau những vết chém nhẫn tâm, màu của máu ứa ra lênh láng sau những đòn thù bạo lực kinh hoàng từ những người bạn cùng học chung trường, chung lớp.
Tự bao giờ những đứa học trò tuổi đời còn non dại đã biết học cách để đối xử với nhau như loài thú dữ?
[img]http://2.bp.blogspot.com/-8Mn9vnPgdsg/UNRH16952GI/AAAAAAAAePM/jt5obbR2Mw4/s640/baoluc-hocduong.jpg[/img]
Tôi có anh bạn, có cổ đông và là thành viên hội đồng quản trị ở một công ty chi nhánh ở một tỉnh, là công ty con của một tập đoàn nhà nước núp bóng tư nhân để đầu tư, kinh doanh bất động sản mà, thủ tướng chính phủ mới vừa ký quyết định xóa tập đoàn này trong tháng 10/2012. Ở công ty con này có một vị giám đốc, lâu nay, mọi hợp đồng xây dựng, thiết kế, mua bán về bất động sản thì ông giám đốc đưa về công ty con của gia đình để làm ăn. Bây giờ tổng công ty được chính phủ quyết định xóa và ngưng hoạt động. Công ty con kiểm toán lại thì, nợ ngập đầu, số nợ hơn cả trăm lần vốn pháp định. Mọi vay nợ ngân hàng hầu như là thế chấp bằng chữ ký của các quan đầu tỉnh và những sấp giấy lộn mà người ta vẫn gọi nhau là "dự án khả thi". Bây giờ phá sản thì không được, mà làm việc thì không lương, vì nợ bảo hiểm xã hội còn không có tiền để mà trả.
Thế là, hội đồng quản trị đề nghị giám đốc từ chức, ông giám đốc dứt khoát không từ chức, mà ông ta chờ hội đồng quản trị cắt chức. Không phải ông giám đốc không muốn từ chức, mà vì nếu từ chức thì ông chịu trách nhiệm khoảng nợ nần của công ty. Còn bị cắt chức thì là do khả năng quản lý kém, tội nhẹ hơn. Cuối cùng, hội đồng quản trị buộc phải họp và ra văn bảng buộc từ chức. Người thay thế ông là phó giám đốc kiêm bí thư đảng ủy công ty con này.
Câu chuyện không dừng ở đó, mà có hai sự thật diễn ra. Ông tân giám đốc mới thì bị vợ hăm ly dị vì cái tội ngu đi nhận cái chức đổ nát. Ông tân giám đốc làm hồ sơ xin ra khỏi đảng để không nhận cái chức giám đốc, nhưng đảng vào đã khó, mà ra còn khó hơn vạn lần. Cuối cùng ông phải ngậm đắng nuốt cay nhận cái chức mà, có khả năng sẽ lên pháp đình trình tội trong tương lai với ông cựu giám đốc.
Ông cựu giám đốc thì tổ chức tiệc ăn mừng, vì đã thoát được cái gánh nặng mà mình là tội đồ gây ra, hay nói cách khác là ông ăn mừng vì ông ăn ốc lại được có người đổ vỏ. Ông được từ chức chứ không bị từ chức.
Thói đời, cái văn hóa từ chức cũng có lắm đường. Thời buổi bây giờ lắm người muốn được từ chức mà không được, chứ không phải là các quan nhà ta không muốn từ chức. Ngược lại, có người bị lên cái chức mà mình không muốn, nhưng vẫn phải cứ lên, vì đảng đã trao trách nhiệm thì phải nhận. Mọi việc còn lại, có đảng lo.
Thế có ai bảo rằng, ở xã hội ta ngày nay dưới sự lãnh đạo của đảng quang vinh không có văn hóa từ chức, và không có người không muốn thăng chức?
[img]http://quechoainfo.files.wordpress.com/2012/12/564007_352959861469493_1968627246_n.png?w=593&h=445[/img]
[img]http://quechoainfo.files.wordpress.com/2012/12/229991_579468562069190_278855403_n.jpg?w=300&h=181[/img]
– Chỉ số CPI Việt Nam 2006: 6,57%
– Chỉ số CPI Việt Nam 2007: 12,75%
– Chỉ số CPI Việt Nam 2008: 19,87%
– Chỉ số CPI Việt Nam 2009: 6,52%
– Chỉ số CPI Việt Nam 2010: 11,75%
– Chỉ số CPI Việt Nam 20011: 18,13%
– Chỉ số CPI Việt Nam 2012: 9,21% (dự trù)
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Anh hùng lực lượng không quần nước ta
[img]http://vietsuky.files.wordpress.com/2012/12/vuxuanthieu.jpg?w=200&h=300[/img]
“Vũ Xuân Thiều đã tiêu diệt máy bay B-52 của không quân Mỹ bằng cách đâm thẳng máy bay của mình vào đối phương.”
Điều lệnh chiến đấu khi ấy không khuyến khích đánh cảm tử vì lý do: mình cần phải tiết kiệm con người và vũ khí, cụ thể ở đây là phi công Việt Nam và máy bay MIG 21 do Liên xô giúp khi ấy cũng là của qúy hiếm.
Người lính vào trận, ngoài lòng dũng cảm mưu trí, nhưng cũng cần phải tuân thủ kỷ luật chiến trường. Nếu ai cũng bất tuân thượng lệnh mà làm theo ý mình thì còn chi là tổ chức quân đội nữa .
Chiến thuật Việt Nam là lấy ít địch nhiều, số máy bay chiến đấu của Việt Nam chỉ có tối đa khoảng 400 chiếc. Còn máy bay Hoa kỳ thì nhiều nghìn chiếc. Các phi công Việt Nam ai cũng dũng cảm lao vào máy bay địch thì biết bao nhiêu máy bay cho đủ.
Việc anh Vũ Xuân Thiều mà Nhà nước vinh danh muộn có thể là do còn xét đến trường hợp hy sinh của anh.
Trong cuộc chiến đấu chống Phát xít Đức bảo vệ Pháo Đài Bret của quân đội Liên Xô năm 1941 trong Thế chiến thứ 2, nhiều sỹ quan quân đội Liên Xô chiến dấu cực kỳ dũng cảm, sau họ bị địch bắt, hoặc bị tử hình tại chỗ, mà mãi đến năm 1957, hoặc có người đến năm 1965 mới được vinh danh anh hùng.
Việt Nam chúng ta dến năm 1994 mới vinh danh anh hùng cho anh Vũ Xuân Thiều muộn thế này cũng là điều đáng tiếc.
Những người chỉ huy cuộc chiến Giáng sinh 72 tin rằng chỉ có phi công Vũ Xuân Thiều là hạ được B 52 bằng cách đâm Mig vào B 52 đêm 28-12-1972. Tài liệu phía Mỹ không ghi nhận mất B 52 trong đêm 28-12. Có thể là do chênh lệch cách tính thời gian (đêm 27 VN bắn rơi 2 B 52). Tuy nhiên, phi công Từ Để, người về sau là đại tá Cục phó Cục Tác chiến, nói ông trực tiếp tìm thấy mảnh Mig của ông Thiều dính vào mảnh B 52 rơi ở Yên Bái. Quân đội còn tìm thấy đuôi của chiếc B 52 được nói là do ông Thiều đâm vào. Sách của tôi không đề cập đến vụ Phạm Tuân (không bắn rơi B 52). Nhưng trong hồi ký chưa xuất bản của một sỹ quan Không quân sẽ nói rõ chuyện Phạm Tuân có bắn rơi B 52 hay không. Nhiều bản trẻ shock nhưng đó là chiến tranh, đó là thời mà "Máy bay đằng đông các cụ bắn đằng tây/ Ấy zô trên đất này có cụ già bắn rơi máy bay... hết xăng.
________________
Tài liệu của phía Mỹ không ghi nhận chiếc B-52 này bị rơi. Mặt khác, họ còn cho rằng chiếc MiG-21 của Vũ Xuân Thiều đã bị bắn rơi trước khi kịp tiếp cận với B-52, sau khi hứng chịu 3 tên lửa AIM-7 Sparrow từ 2 chiếc F-4D của Không quân Mỹ. Một trong những chiếc F-4 được điều khiển bởi Thiếu tá Harry McKee và Đại úy John Dubler
Còn các ngài anh hùng Điện Biên Phủ trên không cứ mãi ngồi ba hoa khoác lác. Máy bay SU30 của Việt Nam cứ "tàng hình" mãi, Biển Đông giờ chỉ có máy bay hải giám Trung Quốc.
Ứng Hoà cũng có vụ chạy sổ thương binh, chạy chất độc da cam cho người nhà cán bộ huyện, cựu chiến binh, dân đang tố cáo.
Cán bộ xã Phương Tú bán đất dọc quốc lộ 75 chia chác làm giàu bất chính, bán cả đất ao hồ, xen kẹt, đất chợ của dân để chia nhau bất chính.
"Nghĩ đến thôn dân
Ngán thay quan trọc
Dòi từ trong xương
Nhà dột từ nóc
Việc dân rối tựa tương bần
Trí quan tối như hũ bọc!"
Những vụ việc khó tao giao cho mày
Công việc thỏa sức mày cày
Còn ăn với nhậu việc này của tao
Ngay năm kia đây, sang thăm Bungari, nói chuyện với CBNV ĐSQ và bà con cộng đồng, khi ông Đại sứ giới thiệu mấy ông quê "cá gỗ" là đồng hương Phó Thủ tướng (nịnh một tí), thế là NSH "thổ lộ" khoe luôn: "dân Nghệ Tĩnh mình đi làm bên Ả rập đều cầm đầu băng đảng cả, ghê gớm lắm", làm cho mấy vị NT ngượng ngùng hết chổ nói.
Hồi chiến tranh chống Mỹ thì NSH học ĐHKT, còn hồi chiến tranh b/g Tây Nam và phía Bắc thì NSH làm TS ở Bungari, còn luận án ai viết giúp thì nên hỏi PC (hình như cùng dân bọ với nhau).
Còn điều này nữa, hội dân Nghệ ở Trung ương và trong tỉnh căm NSH lắm, bán rẻ đồng hương HĐV, TĐĐ, LDH đi theo phò NTD (cứu vớt Vinassin, ăn chia suất CTQH"!
Tớ không thể giải thích tại làm sao mà, cái gì làm cho lãnh đạo 2 miền trong quá khứ xúi dân mình giết nhau chỉ vì họ làm tay sai của 2 phe hắc bạch? Trong khi đó, lúc Pháp trao trả cho vua Bảo Đại là trao cả Indochine: Liên Bang Đông Dương cho dân An Nam cai quản, mà họ còn tranh với Bảo Đại để lại làm nhỏ đất nước mình hơn và tàn sát lẫn nhau? Thế thì giải thích làm sao đây?
Nghiệp báo trả vay?
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường”
thơ Bà Huyện Thanh Quan, tác giả 'hoài cảm' sau năm 1802 khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi, niên hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long (Hà Nội) chỉ còn là “cố đô” – Lời thơ mang âm hưởng hoài niệm tiếc nuối một thời vàng son dĩ vãng.
Она рухнула, не выдержав суровые испытания истории, поскольку шла против течения объективных законов развития человечества.
Đất nước này không chịu nổi những thử thách khắc nghiệt của lịch sử và đã sụp đổ vì đã đi ngược lại các quy luật phát triển khách quan của nhân loại.
- Trong bài phỏng vấn vợ LKP đăng trên báo QĐND VN sau khi Phiêu đắc cử có đoạn có câu bà này nói ( đại ý ): - Tôi có nói với nhà tôi và các con tôi là chớ vội mừng, bao giờ về hưu hạ cánh an toàn thì mới ok ...
- Khi Phiêu thất sủng tôi từ miền nam VN ra Hà Nội chơi đến thăm một người bạn vong niên là Giáo Sư ông nói: - Theo giới thạo tin ở Hà Nội người ta nói thằng LKP mất chức vì các cụ ( Đỗ Mười, Lê Đức Anh....vv ... )đang làm cố vấn bị nó chơi khăm cho té re, các cụ ấy cay nói nó bạc tay sai vây cánh còn nhìu nên các cụ ấy cho nó rớt đài với mấy tội như sau:
1- Tất cả các cấp ủy lãnh đạo dảng cs VN được học tập là thằng LKP này là LKP giả, LKP thật đã chết trong nhà tù ở côn đảo( nhìu chi tiết ly kỳ và rùng rợn ).
2 - Thằng LKP này từ khi lên chức TBT đã 04 lần bí mật trốn sang Trung Quốc chơi gái( nhìu khả năng có con riêng sau khi chơi gái Trung Quốc để lại hậu quả khôn lường ) và tiết lộ bí mật quốc gia bán nước làm tay sai cho Bắc Kinh. 3 - Hủ hóa dâm ô lộ liễu chơi gái ở VN nhìu wa( các cụ ấy ghen tức vì hết sú quách ).
4 - Đưa dân Thanh Hóa ra nắm quyền nhìu wa
Cắn đau thì mới thù nhau suốt đời..
Cầm quyền chúng hát tuyệt vời..
Mất quỳên chúng chửi cuộc đời thối tha...
Độc tài độc đảng là nơi giết ngừoi..
Con ơi con muốn làm ngừoi..
Xa rời cộng sản cuộc đời con vui
Bản dịch của Hoàng Trung Thông:
Là người gieo giống tự do trên đồng vắng
Tôi ra đi từ sáng sớm tinh mơ
Bàn tay tôi trong trẻo ngây thơ
Gieo mầm sống trên luống cày nô dịch
Nhưng tôi chỉ phí thời gian vô ích
Cả tư tưởng và việc làm thiện chí của tôi
Nhân danh thanh bình, cứ gặm cỏ đi thôi!
Tiếng vinh dự không thể làm tỉnh giấc
Tự do đâu cho một bầy súc vật?
Chúng chỉ cần cắt xẻo, cạo lông
Đời nối đời, di sản chúng nó chung
Là ách nặng đeo chuông và roi vọt
Vậy thì thế hệ trước trong sac̣h và đạo đức cỡ nào?
Đây tôi chỉ nói tới thời kỳ từ năm 1968-1972.
Trên tàu điện người ta thì thầm kể cho nhau nghe chuyện giám đốc nhà máy thuốc lá Thăng Long phá trinh 400 cô gái Hà Nội để nhận vào làm để có hộ khẩu HN.
Chính một ngừơi họ hàng của tôi mua một bé gái với giá 50 đồng ở Bờ Hồ Hòan Kiếm bà mẹ phải bán vì là vợ bộ đội đi B và cô âý chửa hoang.Cô quê ở Ba La Bông Đỏ gì đấy.
Khi nhà văn nhà báo xuông địa phương nào để viết bài thì ngay cả các quan huyện ,xã cũng phải cơm gà cá gỏi để nhà báo “phản ánh tích cực cho đía phương nhà”khi về còn kèm theo gạo nếp đỗ xanh làm qùa cho chị và các cháu.
Tôi đã đọc phần I (Bên Thắng cuộc) và phần II (Quyền bính) của tác giả Huy Đức.
Nhận xét của nhà sử học (đại biểu Quốc hội) Dương Trung Quốc và của KTS Trần Thanh Vân về cuốn sách của Huy Đức rất đáng suy ngẫm.
Các nhân vật mà Huy Đức đề cập trong cuốn sách nói trên rất đa dạng. Tôi nhớ có lần nghe ông Võ Văn Kiệt kể chuẩn bị nhân sự cấp cao cho đại hội Đảng, ông Kiệt bàn với ông Đỗ Mười giới thiệu ông Nguyễn Văn An làm Tổng bí thư. Ông Mười gật gù tán thành, còn khen ông An xuất thân giống mình là công nhân nhưng vẫn dặn ông Kiệt trao đổi tiếp với ông Lê Đức Anh. Ông Anh không tán thành ông An vì sợ ảnh hưởng của ông Trần Xuân Bách!? Ông Kiệt vẫn giữ quan điểm của mình là ủng hộ ông An nhưng trước khi khai mạc đại hội ông Kiệt bị cục máu đông phải vào nằm Viện, còn ông An lại thụ động, kết quả người ta đưa ông "ba phải" Nông Đức Mạnh lên làm TBT.
Ông An đã một lần "vượt cạn"! Số là đã thống nhất trong Bộ Chính trị đưa ông Lê Huy Ngọ (Phó ban thường trực Ban tổ chức TW) vào Bộ Chính trị đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban thay ông Lê Phước Thọ. Giờ chót ông Lê Đức Anh lại phản đối vì ông Ngọ có lần viết 1 bài báo phật ý ông Lê Đức Anh, thế là ông An được thay vị trí tưởng như của ông Ngọ! Chuyện bố trí nhân sự cấp cao nếu kể ra thì rất lắm chuyện buồn cười!
Nhớ có lần Thứ trưởng Chín Giới rủ tôi và Gs Nguyễn Ân Niên đến T78 báo cáo riêng cho Tổng bí thư Đỗ Mười (có cả anh Phan Diễn cùng dự) về lũ đồng bằng sông Cửu Long. Lần đầu tiên gặp ông Mười, nhìn cách ăn mặc tiếp khách, động tác tay "chém gió" những khi ông hỏi và bình luận, tôi cứ ngỡ ngàng... về "TRÌNH" của nguyên thủ quốc gia mà lo cho vận nước!
Xin chuyển tiếp tâm sự của KTS Trần Thanh Vân để các anh chị và các bạn tham khảo.
TVT
Xin đừng biến cơ quan công quyền thành nơi dưỡng lão của những người cao tuổi.
Xin đừng tạo cơ hội cho những những kẻ ăn bám, lợi dụng chính sách này để chui lủi dưới “ngọn cờ lá chuối” , thực hiện phương châm “bám trụ kiên cường!”.
Hiding the tears in my heart.
And deep in my soul,
a child is crying, too.
For the human rights of his poor people.
They look like the famine's victims,
not dead of hunger or thirst as 1945,
but the universal rights
out of their hands.
The child is crying,
his people is dying,
his motherland is dying.
Because of lacking in democracy air,
and freedom milk.
I'm a 54 years old man,
a soldier.
in the totalitarian country.
VIET NAM in 21st century.
Sài Gòn 24/02/2013.
Mỗi lần thấy ông Dương Trung Quốc tại quốc hội là một lần bọn quan tham ở cả trung ương và địa phương ghen ghét. Dân thì truyền tụng câu: nhất Thước, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc. Gần đây, ông dành nhiều tâm huyết cho việc đề cao dân quyền, chống các cơ quan nhà nước lạm quyền. Ông công khai đưa ra đề nghị cần ban hành luật Biểu tình. Ngay cả khi đối mặt với quyền lực tuyệt đối của thế lực đen tối, ông vẫn không hề run sợ. Một mình ông ung dung tự tại trước quốc hội lớn tiếng khuyên bảo Thủ tướng hãy vì liêm sỉ mà từ chức. Dân thì hả hê, quan tham thì tức tối.
Không nện được ông Quốc bằng luật pháp của chúng, thế lực đen tối bắt đầu ....
From: Caunhattan
"Trần Thủ Độ làm quan rất nghiêm minh, khi Thiên Cực công chúa có xin riêng cho một người làm Câu Đương, ông nhận lời. Đến lúc xét, ông gọi người ấy lên mà bảo: "ngươi vì có Công chúa xin cho được làm Câu Đương nên không thể so với người khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt." Người ấy sợ quá xin mãi mới được tha. Từ ấy không ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa".
Qua giai thoại này ta thấy nếu Trần Thủ Độ vị tình mà ban chức vị cho người kia thì cũng là một hình thức tham ô vậy.
Trần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử có nhiều tranh luận, đánh giá khác nhau. Chẳng hạn, vì cơ nghiệp lâu dài của họ tộc, ông có thể có những việc làm không được lòng người. Tuy nhiên, trong nhiều chuyện thì cơ nghiệp
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.
bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!
Cháy hết mình nghiệp báo tuổi năm mươi
Một trang viết nửa cuộc đời mài bút
Dòng tin vắn thót tim căng ánh mắt
Trên đường ray, bạn đọc có đi cùng?
Người nghệ sĩ ngữ ngôn với cây gậy thăng bằng
Trách nhiệm trước cuộc đời và gập ghềnh thị hiếu
Ma quái đồng tiền xô trang dòng xiêu vẹo
Những thế lực âm binh ném con chữ vô hình
Giọt đắng sau chiến tranh của người cựu chiến binh
Nỗi oan khuất bác thợ cày miền ngược
Đến vị tướng cũng gạt thầm nước mắt
Tìm lẽ công bằng trên mặt báo vô tư
Sự thật không đo bằng danh phận con người
Sự thật không cân bằng cán cân thế lực
Sự thật không uốn cong theo chức quyền, thời cuộc
Sự thật không bán mua bởi cám dỗ bạc tiền
Sự thật đo bằng trách nhiệm trước nhân dân
Sự thật song hành trái tim người cầm bút
Sự thật đã từng phải trả bằng cả máu và nước mắt
Gỡ bòng bong cuộc đời, sự thật sáng bừng lên
Có thể ngày mai tờ báo chẳng còn anh
Khi chiếc gậy thăng bằng chao nghiêng giây lát
Trên đỉnh vinh hoa giáp ranh bờ vực
Nặng trĩu hai vai số phận những con người
Có thể ngày mai thế sự đổi dời
Điều ta ngỡ sự thật hôm nay sẽ không là sự thật
Đồng nghiệp thân yêu ơi, rồi ai còn ai mất
Trang viết chắt từ tim sống mãi muôn đời.
- Cắt ngang đường, kể cả cao tốc để về nhà cho tiện: Tuỳ tiện.
- Tiện tụt quần được chỗ nào là đái chỗ đó, đỡ nhịn lâu hại thận: Tiểu tiện
- Tìm thùng rác làm gì, quẳng luôn túi nhỏ túi to ra đường cho tiện: Đại tiện
- Bám mặt phố, lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh cho tiện: Thuận tiện
- Xe máy luồn lách cho tiện, lại ít tốn xăng: Hà tiện
- Chợ cóc khắp nơi mua đồ ăn cho tiện, siêu thị làm gì, tuy đồ tốt nhưng chắc gì đã rẻ: Tằn tiện
- Trai gái yêu nhau gìn giữ làm gì, có thai thì đi phá rồi bỏ của chạy lấy người luôn cho tiện: Đê tiện
- Mệt công nghiên cứu sáng tạo ích gì, đợi thiên hạ nghĩ ra rồi mình mượn bản quyền không xin phép cho tiện: Ti tiện
- Vi phạm pháp luật làm rùm beng làm gì, đưa nhau tí tiền cho tiện lợi cả đôi bên: Nhất cử lưỡng tiện
Cho nên mọi vấn đề cứ nằm nguyên đấy từ năm nay qua năm khác, còn bệnh viện thì đầy người.
Sên bò trong óc, máu thầm rơi.
Cuối đời một dấu than buông lửng:
Đinh đóng vào săng tiếng rụng rời!
thơ Vũ Hoàng Chương
(1) Một thằng làm bầy bừa, bầy hầy, xả rác... rồi phải có một thằng dọn
(2) Một thằng nhậu nhẹt say xỉn chạy xe tai nạn hay đâm chém nhau... rồi phải có thằng chữa
(3) Một thằng tẩm độc vào thức ăn ... rồi phải có thằng cứu
(4) Một thằng ăn cắp phải có một thằng canh chừng
(5) Một thằng làm ẩu tả nên phải có một thằng sửa chữa
(6) Một thằng làm biếng lười nhác nên phải có thằng đốc thúc ép buộc
Vân vân...và ... vân vân... Cái gì cũng phải có cặp rườm rà vậy đó...
Ở nước văn minh nó không có cần cái vế thứ hai bao nhiêu hết nên Xã Hội nó hiệu quả và giàu có!
Nhưng bù lại bạn phải xài 10 triệu đó để mua quần áo MAC của vợ tôi, để đến các Bệnh Viện Phòng Khám của Bạn tôi, đơn giản vậy thôi!
Vậy khi bạn xài 10 triệu đó như vậy, tôi đã kiếm lời lại 20-30% trên số tiền đó, thì bớt cho bạn chút tiền lãi vay có nghĩa lý gì đâu, quá lời luôn!
Trên bình diện quốc gia thì đó gọi là vốn ODA (Official Development Assistance) vốn Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức! Nếu ta vay của Mỹ Nhật thì phải chọn mua đồ hay thuê nhà thầu của họ, cái đó cũng còn được! Nhưng nếu vay của anh Tàu thì phải xài đồ của ảnh mà thôi, đồ xấu tốt gì thì đã biết trước, ai biểu vay chi giờ phải xài, kêu ca cái gì!
Nghe đâu dân tình đang chửi vụ mấy chiếc xe lửa kém chất lượng của Tàu gì gì đó!
À mà nè, theo ví dụ ở trên, nếu bạn vay 10 triệu ODA của tôi, mà sai con bé giúp việc ra MAC mua đồ thì đương nhiên con bé sẽ được lại quả 5-10% là bình thường nhé, nên nó sướng sẽ tìm nguồn ODA vay miết cho bạn trả thấy mụ nội bạn luôn ha!
Dễ hiểu hông!