Nét nguệch ngoạc của Thiên chúa

Phía sau chiếc lá sung
Vấn đề với dương vật (penis), như Richard Rudgley - nhà nhân chủng học (anthropologist) người Anh, đã thừa nhận trên một chương trình truyền hình một vài năm trước đây, là khi bạn bắt đầu nhận thấy 'cái ấy', bạn "có xu hướng thấy nó hầu như ở khắp mọi nơi". 'Cái ấy' được biểu hiện trong các tòa nhà chọc trời, được mô tả trong nghệ thuật và hiện lù lù (loom large) trong văn học. Nó hiện lên trên các bức tường tại các trường học trên toàn thế giới, và trên các bức tường của những ngôi đền hiện đại và cổ xưa. Người Hy Lạp và Nhật Bản thể hiện (render) chúng trên các bức tượng ở góc phố. Người Hindu tôn thờ chúng (lingam) trong các đền thờ trên khắp đất nước. Ngay cả cây thập giá mà Chúa Giêsu bị treo trước kia cũng được một số người xem là biểu hiện của cơ quan sinh dục nam (male genitalia).

Tuy nhiên, dương vật cũng xấu hổ lẩn trốn qua các thời đại. Một đêm vào năm 415 trước Công nguyên, các bức tượng góc đường phố ở Athens đã bị đập phá hàng loạt (dismembered en masse). Dương vật đá vẫn gây lo lắng trong cuối thế kỷ 20, khi các Bảo tàng Victoria và Albert ở London kéo ra khỏi kho chiếc lá sung (figleaf) đá trong trường hợp một thành viên Hoàng gia muốn nhìn thấy bản sao 5,5-mét bức tượng "David" của Michelangelo ở bảo tàng.

Đọc sách "Nết nguệch ngoạc của Thiên chúa" (God’s Doodle: The Life and Times of the Penis) để biết: Nuốt tinh dịch có hại ư? Không, hoàn toàn ngược lại. Tác giả Hickman nói nó có thể giúp chống bệnh ung thư vú. Còn tên Viagra xuất phát từ đâu? Là kết hợp của từ "tráng dương" (virility) và "Niagara" (như trong thác Niagra).
----------
Dưới đây là các ảnh sưu tầm trên mạng:





Tags: book

15 Comments

Tin liên quan

    Hôn nhân

    Suy ngẫm