Những chiếc cầu rễ cây ở Cherrapunji
Trong sâu thẳm vùng đông bắc Ấn Độ, một trong những nơi ẩm ướt nhất trên Trái Đất, cầu không phải được xây nên mà chúng tự phát triển.
Miền nam những ngọn đồi ở Khasi và Jaintia ẩm ướt và ấm áp, chằng chịt (crisscrossed) bởi các con sông và suối chảy xiết (swift-flowing). Trên sườn những ngọn đồi, một loài cây cao su của Ấn Độ với hệ thống rễ vô cùng mạnh mẽ phát triển mạnh và sum suê (flourish).
Cây Ficus elastica tạo ra một loạt các rễ phụ từ thân cây trên cao của nó và có thể dễ dàng đậu (perch) trên đỉnh các tảng đá lớn (boulder) dọc theo bờ sông, hoặc thậm chí ở giữa của các con sông. War-Khasis, một bộ tộc ở Meghalaya, từ lâu đã nhận thấy cây này và thấy rễ cây bền chắc của nó một cơ hội để dễ dàng vượt qua nhiều con sông trong khu vực. Bây giờ, bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu khi cần, họ chỉ đơn giản 'bện' cầu của họ.
Để thực hiện một rễ cây cao su phát triển đúng hướng, ví dụ qua một con sông, người Khasis sử dụng thân cây trầu (betel-nut), xẻ ở giữa và làm rỗng, để tạo hệ thống hướng dẫn rễ cây. Các rê cây cao su mảnh và mềm (tender), bị ngăn cản mọc ra lung tung (fanning out) bởi những thân cây trầu, mọc thẳng ra ngoài. Khi chúng đến được bờ bên kia của sông, chúng sẽ được để bén rễ trong đất. Cùng với thời gian, một cây cầu sống bền chắc (sturdy) đã được tạo ra.
Những chiếc cầu rễ cây này, một số trong đó dài hơn 30 mét, phải mất 10-15 năm mới có thể hoạt động được (fully functional), nhưng chúng cực kì khỏe đủ để 50 người hoặc nhiều hơn đi qua cùng lúc. Trong thực tế, bởi vì chúng còn sống và vẫn đang phát triển, những cây cầu thực sự có sức mạnh vượt qua thời gian và một số những cây cầu bén rễ cổ xưa được người dân làng sống xung quanh Cherrapunji sử dụng hàng ngày có thể đã hơn 500 năm tuổi.
Một chiếc cầu rễ cây đặc biệt, được cho là chiếc duy nhất trên thế giới, thực sự là hai cây cầu xếp chồng lên nhau được biết đến với tên là "Cầu rễ cây 2 tầng Umshiang".
Những cây cầu này đã được phát hiện lại bởi Denis P. Rayen của Holiday Resort Cherrapunji. Do nỗ lực của mình để thúc đẩy quan tâm đến những cây cầu, người dân địa phương đã được cảnh báo về các giá trị tiềm năng của chúng và giữ cho chúng khỏi bị phá hủy để xây những chiếc cầu thay thế bằng thép. Hơn nữa, một chiếc cầu rễ cây mới hiện đang được 'bắc' và sẽ sẵn sàng để sử dụng trong một thập kỷ tới.
Tags: travel
– Có chuyện gì vậy?
– Em nằm mơ thấy ác mộng
– Mày mơ thấy gì?
– Em nằm mơ thấy em đang rơi xuống vực thẳm
– Thế mày có chết không?
– Không, may mắn sao em nắm được cái rễ cây
– Thế giờ mày tỉnh chưa?
– Dạ rồi.
– Vậy mày buông cái rễ cây ra, đau quá!!!