Siêu cơ quan tài chính vi mô ở Thái Lan
Ước tính có khoảng 120.000 sáng kiến tài chính vi mô trên toàn thế giới nhưng "Quỹ luân lưu Làng và Đô thị" (Village and Urban Revolving Fund) của Thái Lan cho vay tới nhiều người hơn với số tiền nhiều hơn bất kỳ quỹ nào khác. Danh mục đầu tư dư nợ cho vay của Quỹ đạt 4,9 tỷ USD trong năm 2011, và số lượng khách hàng vay còn hoạt động năm đó cũng ở mức 8,5 triệu người. Các con số này đang ngày càng tăng (swelling). Thủ tướng Thái Lan, Yingluck Shinawatra (hình trên), đã công bố kế hoạch vào cuối năm ngoái sẽ bơm 2,6 tỷ USD tiền vốn bổ sung vào mạng lưới gần 80.000 'ngân hàng làng', mà anh trai bà, Thaksin Shinawatra, giữ chức Thủ tướng từ năm 2001 đến 2006, đã ký thành lập (created with a stroke of a pen) mười năm trước đây.
Ý tưởng về Quỹ Village Fund này là nhằm tạo ra các ngân hàng tài chính vi mô tự duy trì (self-sustaining) tại mỗi ngôi làng của Thái Lan. Mặc dù Chương trình này được tài trợ bởi các nguồn trợ cấp của Chính phủ và các quỹ được quản lý (handled) bởi các đơn vị trung gian như Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC), một ngân hàng nhà nước, mỗi ngân hàng ở làng do một ủy ban địa phương được bầu ra điều hành, các ủy ban có một số quyết định trong việc thiết lập giá trị khoản vay và lãi suất. Những người dân làng có đủ điều kiện cư trú (eligible by residency) để vay tiền, thường lên đến 20.000 baht (656 USD) mà không cần tài sản thế chấp.
Chương trình rõ ràng đã góp phần đưa vốn tới người nghèo (financial inclusion) và đẩy mạnh tín dụng nông thôn. Theo Ngân hàng Thái Lan, 96,5% hộ gia đình có tiếp cận tới các sản phẩm tài chính. Một bài nghiên cứu năm 2011 của Joseph Kaboski, Đại học Notre Dame và Robert Townsend, Viện Công nghệ Massachusetts cho thấy các hộ gia đình Thái Lan tăng cả số tiền vay và mức tiêu thụ gần như là tỉ lệ một-một với mỗi đô la được đưa vào quỹ (roughly one for one with each dollar put into the fund).
Tuy nhiên, Chương trình này có nhược điểm của nó. Các nhà cung cấp vốn tư nhân không thể cạnh tranh với Quỹ Village Fund về chi phí: Mix Market, một đơn vị cung cấp dữ liệu, cho biết chỉ có một quỹ cho vay tài chính vi mô tư nhân ở Thái Lan. Các quy định và yêu cầu cấp phép rất nghiêm ngặt khiến các tổ chức phi chính phủ ngừng thiết lập quỹ. Những người chỉ trích cho rằng Quỹ là một công cụ bảo trợ chính trị (political patronage). Messrs Kaboski và Townsend thấy rằng chương trình tốn hơn 30% chi phí so với một chương trình trợ cấp trực tiếp (direct transfer program) và chương trình trợ cấp thậm chí có ưu điểm là không làm cho các hộ gia đình phải oằn lưng (saddled) với các khoản thanh toán lãi suất.
Natee Klibthong, người đứng đầu của Văn phòng Quỹ cộng đồng Đô thị và Làng quốc gia (National Village and Urban Community Fund Office, tên chính thức của quỹ), nói ông không biết tới nghiên cứu của Kaboski/Townsend. Ông lưu ý rằng những lợi ích của Quỹ Village Fund là "không thể đo được bằng tiền" và nhấn mạnh vào vai trò của Quỹ trong sự phát triển của các ngôi làng. Thật vậy, vai trò đó chỉ để phát triển. (Indeed, that role is only set to grow)
Ông nói, Chính phủ nhằm mục tiêu tăng số lượng khách hàng của Quỹ Village Fund lên 20 triệu người vào cuối nhiệm kỳ của bà Yingluck năm 2016. Chính phủ cũng hướng tới mục tiêu sao cho các quỹ ở làng trở thành "trung tâm dịch vụ một cửa để giúp giải quyết các vấn đề ở cấp làng". Ngoài ra còn có kế hoạch tạo ra một "ngân hàng nhân dân" (people's bank), tương tự như ngân hàng trung ương cho Quỹ Village Fund, và một "quỹ quốc gia" (nation fund), một phương tiện tài chính được nhà nước hỗ trợ tương tự như Quỹ của các quỹ. Bất chấp các mối nghi ngại (misgiving) của mọi người, lộ trình của một siêu cơ quan tài chính vi mô (microfinance supertanker) của Thái Lan đã được vạch ra (charted).
Sơn Phạm
Tags: economics
Bà Yingluck cho biết Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua một lượng lớn gạo dự trữ của Thái Lan, cung cấp hàng tỷ USD hỗ trợ cho nền kinh tế nông thôn Thái Lan.
looking for your 'red invitation' this year :)
"Nhà Văn là Thư ký của thời đại."
- Stalin, nhà độc tài, lãnh tụ Liên xô nói: "Nhà văn là Kỹ sư tâm hồn," cũng có người ví kỹ sư tâm hồn là chỉ nghề làm thầy giáo.
- Tú Xương bảo:
"Nhập thế cục bất khả vô văn tự" - vào thời cuộc không thể thiếu chữ nghĩa được.
- Nguyễn Du Tác giả truyện Kiều than thở:
"Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương khôn mệnh đốt còn vương..."
(Độc Tiểu Thanh ký )
Xem ra nghề viết lúc nào cũng có vinh quang và cay đắng!
Be careful!
Ngoài ra, anh còn tích cực phối hợp với các chương trình tài trợ khác của Quỹ Ford để giúp đỡ các dự án lồng ghép tăng thu nhập, giáo dục về chăm sóc sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS với tổng ngân sách là 346,050 USD. Anh vừa rời nhiệm sở sangIndonesia sau khi quỹ Ford đóng cửa văn phòng đại diện tại ViệtNam.
GS.TS Philippe Papin thành viên Viện Viễn Đông Bác Pháp với nhiều công trình sử học có giá trị về Hà Nội, như cuốn Histoire de Hanoï một cuốn sử Việt Nam tóm lược, song được viết lại với một cái nhìn mới mẻ, sắc bén, sau nhiều năm tìm tòi, tra cứu, qua các tài liệu thư tịch, những hiện vật, cũng như qua các đợt điền dã, anh còn đưa ra ánh sáng nhiều thông tin bổ ích cho giới nghiên cứu và những người làm về qui hoạch-kiến trúc cho thủ đô Hà Nội, đặc biệt khi lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đang tới gần.
Tiến sĩ Andrew Hardy: Nguyên trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác Pháp tại Hà Nội, bên cạnh vai trò của một một chuyên gia chủ chốt trong dự án nghiên cứu bảo tồn Hoàng Thành Thăng Long, anh còn có công phát hiện và nghiên cứu một số di tích văn hóa cổ hàng trăm năm tuổi của Việt Nam, anh cũng có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về lịch sử Việt Nam đương đại, góp phần đào tạo, và mở ra một hướng đi mới cho nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam. Anh cũng là người tìm ra di tích lịch sử Trường Lũy, được đánh giá là công trình khảo cổ học có giá trị nhất thế kỷ 21.
Alexandre de Rhodes: nhà truyền giáo dòng Tên người Avignon và một nhà ngôn ngữ học. Ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La, hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh.
Alexandre Yersin: một bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp. Ông đã khám phá ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông. Ở tuổi 33, ông quyết định sống tại Việt Nam, và đã hoạt động tích cực để thành lập trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1902 và là hiệu trưởng đầu tiên cho đến 1904[1].Yersin cũng là người mở đầu trong việc nhập cây cao su từ Brasil vào trồng tại Việt Nam. Ông là người đề nghị xây dựng một thành phố tại Tây Nguyên, nay là Đà Lạt.
Vì thế, tại hội nghị năm 2000 của Ngân hàng Phát triển Á châu ADB ở thành phố Chiang Mai của Thái, 10 nước của Hiệp hội ASEAN là các quốc gia Đông Nam Á cùng ba nước đối tác của ASEAN là Nhật, Trung Quốc và Nam Hàn mới đưa ra sáng kiến là từng nước ký kết với nhau một hiệp ước trao đổi ngoại tệ để nếu nhất thời mà thiếu ngoại tệ thì có thể tạm vay trong quỹ đó. Từ đấy đã có 16 hiệp ước song phương giữa từng nước với nhau. Đến năm 2009, sau vụ khủng hoảng tài chính Âu-Mỹ, nhóm ASEAN+3 này mới khai triển và đa phương hoá "Sáng kiến Chiang Mai Mở rộng" bằng cách lập ra một quỹ dự phòng trị giá 120 tỷ đô la để xứ nào cần ngoại tệ thì có thể vay trong đó...
Năm 2008, ông bị buộc tội gây xung đột lợi ích và bị kết án 2 năm tù giam (xét xử vắng mặt). Được cho là đã trở nên giàu có một cách bất thường trong thời gian đương chức, tài sản của Thaksin bị đóng băng và tài sản ở Thái Lan của gia đình ông lên đến 76 tỷ baht (tương đương 2,37 tỷ USD). Ông sống lưu vong suốt 5 năm qua để tránh phải ngồi tù.