"Vàng thỏi sô cô la" ở Tây Âu

Các nhà đầu tư tư nhân ở Thụy Sĩ, Áo và Đức đang xếp hàng để mua vàng miếng với kích thước như một thẻ tín dụng có thể dễ dàng bẻ thành từng miếng 1 gam để thanh toán trong trường hợp khẩn cấp.
Photo: goldismoney2

Hiện nay, công ty (refinery) Valcambi của Thụy Sĩ, một đơn vị của công ty khai thác mỏ khổng lồ Newmont (Mỹ), muốn giới thiệu "CombiBar" ở thị trường Mỹ và gây dựng sự có mặt ở Ấn Độ - thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, nơi từ lâu kim loại quý này đã được sử dụng song hành cùng đồng nội tệ.

Các nhà đầu tư lo ngại rằng lạm phát và bất ổn thị trường tài chính sẽ quét sạch (wipe out) giá trị tiền mặt của họ nên đã đổ tiền vào vàng trong một thập kỷ qua. Giá đã tăng gần 500% kể từ năm 2001 so với mức tăng 12% trong chỉ số cổ phiếu (equity) thế giới của MSCI.


Doanh số bán vàng miếng và tiền xu đạt gần $77 tỷ trong năm 2011, tăng từ mức chỉ 3,5 tỷ USD vào năm 2002, theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới.

"Người giàu mua thanh vàng tiêu chuẩn hoặc có tiền gửi vàng vật chất. Người dân có ít tiền hơn mua tới 100 gam," Michael Mesaric, Giám đốc điều hành của Valcambi, nói. "Tuy nhiên, đối với nhiều người sản phẩm đầu tư thuần túy là chưa đủ. Họ muốn có thể làm điều gì đó với kim loại quý này".

Mesaric nói ưu điểm của "CombiBar" - được gọi (dubbed) là "vàng thỏi sô-cô-la" là có thể dễ dàng dùng tay bẻ thành từng miếng vuông 1 gam - có thể được dễ dàng vận chuyển và ít chi phí hơn so với 50 thanh gam.

"Sản phẩm cũng có thể được sử dụng như là một phương thức thanh toán thay thế", ông nói.

Valcambi đang xây dựng một mạng lưới bán hàng ở Ấn Độ và lên kế hoạch để khai trương CombiBar trên thị trường Mỹ vào năm tới. Tại Nhật Bản, họ muốn tập trung vào các CombiBars làm bằng bạch kim (platinum) và palladium.

Ở nơi khác, nhu cầu đặc biệt mạnh mẽ giữa những người Đức, vẫn còn vết sẹo siêu lạm phát sau Thế chiến I, khi tiền trở nên vô giá trị và phải mất một chiếc xe cút kít đầy tiền mới có thể mua một ổ bánh mì.

"Trên hết, đó là những người trong độ tuổi từ 40 đến 70 đang đầu tư vào vàng miếng và tiền xu", ông Mesaric nói. "Họ đã nghe câu chuyện từ cha mẹ của họ về những cuộc chiến tranh và các cuộc khủng hoảng phá giá đồng tiền".

Phương tiện thanh toán trong khủng hoảng

CombiBar đặc biệt phổ biến trong số các ông bà muốn cho cháu một dải vàng chứ không phải một đồng xu, ông Andreas Habluetzel, Trưởng công ty Degussa ở Thụy Sĩ, một công ty kinh doanh vàng, nói.

Các khách hàng khác mua vàng vì lý do an ninh.

"Nhu cầu đang tăng lên mỗi tuần", Habluetzel nói. "Riêng ở Đức, người dân mua vàng sợ rằng khối euro sẽ tan rã hoặc các ngân hàng sẽ gặp rắc rối."

Tuy nhiên, một số nhà quản lý quỹ, vẫn còn hoài nghi.

Stephan Mueller, người quản lý quỹ vàng trị giá 6 tỷ USD của ngân hàng Julius Baer, cho biết: một trong những vấn đề với việc sử dụng vàng như một phương thức thanh toán là mọi người phải tin tưởng mù quáng (blind trust) vào giá trị của nó.

"Vàng là một phương tiện lưu giữ giá trị hữu ích" Mueller cho biết. "Tuy nhiên, tôi nghi ngờ liệu nó sẽ thành công như là một phương thức thanh toán".

Tuy nhiên, những biến chuyển trong khu vực đồng euro đi (lurch) từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác, nhu cầu đối với vàng có thể được bán trong các máy bán hàng tự động cũng ngày càng tăng.

"Doanh số tăng lên theo độ nóng của cuộc khủng hoảng", ông Thomas Geissler, công ty Ex Oriente Lux vận hành 17 máy vàng bán hàng tự động ở châu Âu, Hoa Kỳ và United Arab Emirates, nói.

Các máy này đã chứng kiến ​​doanh số kỷ lục trong năm 2010, một ngày sau khi Giám đốc điều hành Ngân hàng Deutsche hồi đó - ông Josef Ackermann nêu lên nghi ngờ về việc liệu Hy Lạp có thể thanh toán hết các khoản nợ của nước mình.

Kể từ khi ra mắt các máy này, hoạt động theo cơ chế "GOLD-to-go", 50.000 khách hàng đã rút số vàng trị giá hơn 21 triệu euro. Người mua trung bình là nam giới, trên 50 tuổi và giàu có (well off).

"Khách hàng tích trữ vàng chủ yếu ở nhà để đề phòng chống lại một cuộc khủng hoảng, cũng giống như cha và ông nội của họ đã làm trước đây", Geissler cho biết.

Sơn Phạm
Reuters
Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Hôn nhân

    Suy ngẫm