Lễ hội Tōshiya ở Nhật Bản
Photo: hyogoajet |
Ở Nhật Bản, năm thứ 20 trong cuộc đời được gọi là năm 'đến tuổi' (coming of age). Năm này đánh dấu mốc các bạn trẻ vị thành niên bước vào giai đoạn trưởng thành, để trở thành công dân có trách nhiệm. Được đánh dấu bằng buổi chào mừng màu sắc và vui nhộn hàng năm vào tháng Một, các bạn trẻ vị thành niên tụ tập về (flock) Kyoto để tham gia lễ hội Toshiya.
Photo: Brian Adler |
Photo: Peter 111 |
Có bốn sự kiện riêng biệt tại cuộc thi:
- Hyaku-i (百 射 ひゃく い, 100 shots) Các cung thủ bắn trúng mục tiêu nhiều nhất trong 100 mũi tên được tuyên bố là người chiến thắng.
- Sen-i (千 射 せんい, 1000 shots) Các cung thủ bắn trúng mục tiêu nhiều nhất trong 1000 mũi tên được tuyên bố là người chiến thắng. Năm 1827, em bé 11 tuổi tên là Kokura Gishichi đã bắn trúng mục tiêu 995 lần từ khoảng cách một nửa sảnh đường.
- Hiyakazu (日 矢 数 ひや か ず, số mũi tên trong một ngày) các em bé chưa trải qua lễ Genpuku, buổi lễ 'đến độ tuổi', có thể thi đấu trong sự kiện này. Cung thủ sẽ bắn càng nhiều mũi tên càng tốt trong một khoảng thời gian là 12 giờ trong ngày. Năm 1774, năm thứ ba của thời đại An'ei, Masaaki Noro, em bé 13 tuổi đến từ Kishu, đã bắn 11.715 mũi tên với hầu như tất cả đều trúng mục tiêu.
- Ōyakazu (大矢 数 おお やかず, rất nhiều mũi tên) sự kiện này được cho là có từ thời đại Keichō. Các cung thủ sẽ bắn càng nhiều mũi tên càng tốt trong một khoảng thời gian là 24 giờ, trung bình từ 10.000 mũi tên. Ngày 26 tháng 4 năm 1686, Wasa Daihachiro đến từ Kishu đã bắn thành công 8.133 trong số 13.053 mũi tên, trung bình 544 mũi tên một giờ, hay 9 mũi tên một phút, và trở thành người giữ kỷ lục.
Các nhà vô địch đã được vinh danh có chứng chỉ được treo trong đền thờ có ghi tên, tuổi, số lượng các mũi tên bắn và ngày của cuộc thi.
Photo: japanflix |
Tags: japan
Chưa hết. Lễ hội thắt cổ trâu.
Con trâu bị chém, bị thắt cổ, giãy dụa và chết từ từ.
Trước sự chứng kiến vòng người chật kín. Đám đông hớn hở, chen nhau xem, chen nhau chụp, chen nhau quay, thi nhau share.
Vô cảm và Quá ác!
Ngày càng đẻ ra đủ các lễ hội vô nghĩa và hủ tục. Thi nhau đua nhau các kỷ lục to nhất lớn nhất kệch cỡm. Lại còn dưới khẩu hiệu duy trì bản sắc văn hoá truyền thống. Bản sắc như giẻ rách thì duy trì làm gì. Những "đồng chí" làm công tác văn hoá tổ chức các vụ lễ hội dã man thế này u mê dốt nát vừa thôi.
Lắm mê tín nhưng thiếu niềm tin.
Sống ảo giữa đời thực!
Trong những ngày Tết và suốt một "quý ăn chơi" đầu năm, người ta nói nhiều về "văn hoá dân gian", "truyền thống", hô hào "bảo tồn và phát triển", chửi bới những ai bị chụp mũ "quay lưng với truyền thống", "chống lại tổ tiên", chỉ vì có ý kiến khác với số đông.
Trớ trêu là chúng ta đã "bảo tồn", "phát triển" rất tốt những văn hoá đó, không chỉ ở trong tâm trí, mà còn "thực hành" rất thường xuyên trong đời thường. Trong 7 ngày Tết, gần 6.000 người nhập viện vì đánh nhau, số người chết vì đánh nhau theo báo chí là 14 người.
Chúng ta đã "bảo tồn", "phát triển" rất tốt, đến mức không ít người Việt khi ra nước ngoài thấy xấu hổ với khoảng cách phát triển giữa nước ta với thế giới, thèm muốn những thứ thiên hạ có, những nếp văn hoá thiên hạ theo, kể từ những thói quen rất nhỏ như xếp hàng. Mỗi năm, hàng nghìn người xin xoá quốc tịch Việt Nam để nhận quốc tịch nước ngoài.
Tiếp tục làm những việc tổ tiên làm hàng trăm, hàng nghìn năm trước trong một thế giới đã phát triển văn minh hơn rất nhiều, đôi khi không hề là cách bày tỏ sự kính trọng tổ tiên, mà là hành động bôi nhọ, thậm chí làm nhục tổ tiên.