Ông tổ của các CFA là một nhà cách mạng Marxist
Một trong những ông tổ của tài chính định lượng có sự ảnh hưởng ban đầu kì lạ. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ), Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.
Một trong những nghịch lí thú vị của lịch sử là người đặt nền móng cho tài chính định lượng hiện đại bắt đầu sự nghiệp của mình như là một nhà cách mạng Marxist.
Jacob Marschak có thể không là cái tên của mọi nhà (household name) ngày nay, nhưng ông đã truyền cảm hứng cho một số người hành nghề tài chính và các nhà tư tưởng, từ Milton Friedman đến Harry Markowitz, và những suy nghĩ sâu sắc của ông giờ đây là xương sống của các chiến lược kinh doanh và thuật toán (algorithm) máy tính trên toàn thế giới.
Marschak được sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Kiev, Ukraine năm 1898. Ông tham gia Cách mạng Nga khi còn là trẻ vị thành niên, làm việc như là một nhà hoạt động Menshevik. Khi Ukraine được giải phóng khỏi Đế chế Sa hoàng Nga, Marschak nắm chức Bộ trưởng Lao động của Nhà nước độc lập ngắn ngủi Terek.
Trong vòng vài tháng, Nhà nước này bị sáp nhập bởi một vùng đất khác và sau đó bị gộp vào (subsume) Liên bang Xô viết. Marschak bị vỡ mộng bỏ chạy tới Đức, ở đó, ông được đào tạo kinh tế học thị trường tự do trường phái Áo. Ông hi vọng có nhà thường trú ở Đức, nhưng sau đó Đức Quốc xã lên nắm quyền, người Do Thái cấp tiến chuyển thành nhà Marxist rồi chuyển thành nhà kinh tế trường phái Áo này đã khôn ngoan rời đất nước, di cư đến Anh sau đó đến Mỹ, nơi ông gia nhập New School ở New York như là một phần Trường đại học lưu vong (University in Exile) chống phát xít.
Những nhà phân tích định lượng
Marschak là một trong những người thuộc làn sóng các nhà tài chính và kinh tế học lý thuyết đến Mỹ khi Đức quốc xã lên nắm quyền ở Đức. Một vài trong số họ, đổ về (gravitate) Đại học Chicago, bao gồm cả Marschak, người trở thành Giám đốc Ủy ban Cowles, một viện nghiên cứu sáng tạo được thành lập bởi Alfred Cowles III. Ở đó, Marschak truyền cảm hứng cho một thế hệ những nhà lý thuyết tài chính, những người sau này được biết đến như là những nhà phân tích định lượng (quants).
Trước sự nổi lên của phương pháp định lượng, tài chính trở thành một nghệ thuật hơn là khoa học. Những người hành nghề dựa trên bản năng và kinh nghiệm, và các nhà lý luận sử dụng những công cụ thô sơ (rudimentary) dựa trên thu nhập thuần chiết khấu kỳ vọng để định giá chứng khoán. Tuy nhiên, có một sự thừa nhận rằng các phương pháp này đã không định giá chính xác sự bất định (uncertainty). Và có sự đánh giá rằng một người không nên đặt tất cả trứng vào một giỏ.
Năm 1935, nhà kinh tế học người Anh, John Hicks (sau này được giải Nobel) lưu ý rằng một nhà đầu tư thận trọng nên đặt một số tài sản vào những doanh nghiệp rủi ro và phần còn lại vào các khoản đầu tư an toàn. Làm như vậy có thể xác định một danh mục đầu tư thích hợp tốt hơn đối với mức độ chịu (tolerance) rủi ro của nhà đầu tư.
Sự quan sát này có ích một cách trực giác, nhưng thiếu hướng dẫn lý thuyết. Trước khi một nhà đầu tư có thể tự bảo hiểm (hedge) rủi ro, một đo lường rủi ro phải được tính toán.
Marschak đề xuất một phương pháp để làm được điều này trong nghiên cứu năm 1938 'Tiền tệ và Lý thuyết Tài sản' . Ông quan sát thấy các nhà đầu tư, về bản chất, dự đoán sản xuất và giá cả tương lai. Tuy nhiên, khi họ cố gắng định giá trung bình kỳ vọng giá cả tương lai, họ cũng phải tính toán xác suất một khoảng giá trị tương lai có thể có và chúng có thể liên quan đến nhau như thế nào.
Marschak đề xuất rằng những kỳ vọng như vậy có thể được xác định bởi hai thông số (parameter): trung bình và hệ số biến đổi (coefficient of variation). Ông coi thông số sau là đo lường rủi ro, mà chúng ta vẫn còn dùng cho tới ngày nay.
Từ một thế kỷ trước, các nhà vật lý đã sử dụng phương pháp luận tương tự để mô tả trung bình và xác suất. Họ đã phát triển một cách để tính toán giá trị trung bình (hay kỳ vọng) dựa trên các xác suất của kết quả tương lai có thể khác nhau. Phương pháp này gọi là tính toán moment đầu tiên (first-moment). Họ cũng phát triển cách đo lường sự biến thiên bằng cách gia quyền (weighting) xác suất bình phương của các độ lệch khác nhau so với giá trị trung bình. Tính toán moment thứ hai này là cách tính phương sai (variance) phổ biến ngày nay.
Sự hiểu biết thấu đáo
Marschak lý luận rằng chính kỹ thuật trung bình - phương sai này có thể áp dụng cho giá cả tài sản. Nhưng ông đã phát triển ứng dụng tự nhiên này hơn nữa: Ông thừa nhận rằng có mối liên hệ thống kê giữa tài sản này biến đổi so với tài sản khác. Tính hiệp biến (covariance) này cuối cùng là một yếu tố cơ bản trong sự hiểu biết thấu đáo (insight) của Harry Markowitz, một trong những sinh viên nổi tiếng nhất của Marschak.
Markowitz từ lâu đã bị hấp dẫn bởi nghiên cứu thời Đại khủng hoảng của John Burr Williams, người đầu tiên phát triển lý thuyết dòng tiền chiết khấu của doanh nghiệp một cách có hệ thống. Dưới sự hướng dẫn của Marschak, Markowitz nhận ra rằng mặc dù giá trị hiện tại trung bình của dòng tiền tương lai là quan trọng, các phương sai của chúng cũng vậy.
Sự hợp tác giữa hai người nhanh chóng cho ra kết quả là luận văn và nghiên cứu năm 1952 của Markowitz về lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại trong Tạp chí Tài chính (Journal of Finance) với tiêu đề 'Lựa chọn danh mục đầu tư' (Portfolio Selection). Kể từ thời điểm đó, lý thuyết tài chính hiện đại đã được ra đời.
Nghiên cứu về tiền tệ và lý thuyết tài sản của Marschak - và các công trình nghiên cứu khác của ông về sự hợp lý của thị trường (market rationality) khi ông truyền cảm hứng cho luận văn của chàng sinh viên trẻ tuổi Markowitz - ngày nay không được đọc nhiều bởi các nhà lý thuyết tài chính hay các chuyên gia. Tuy nhiên, người đọc sẽ dễ dàng nhận ra các phân tích của ông. Phương pháp trung bình - phương sai hai thông số ngày nay được gắn (baked into) sẵn vào tất cả các máy tính tài chính, và trong các công thức từ đường chứng khoán - thị trường (market- security line) Markowitz đến mô hình định giá tài sản - vốn (capital-asset pricing model) của William Sharpe tới công thức định giá giá trị hợp đồng quyền chọn (option-pricing formula) Black-Scholes-Merton. Mỗi một công thức cơ bản này trong tài chính giả định sự đánh đổi giữa rủi ro - tiền thưởng (reward-risk trade-off) có thể được mô tả chỉ bởi hai thông số, như Marschak đã đề xuất vào năm 1938. Các hậu duệ học thuật của Marschak sau đó được giải Nobel cho những công trình nghiên cứu mà đã có thể không hoàn thành được nếu không có ông.
Marschak, nhà cấp tiến một thời, cuối cùng đã dấy lên một cuộc cách mạng - nhưng không phải là cuộc cách mạng theo như Karl Marx nghĩ.
(Colin Read là Trưởng khoa tài chính của Trường đại học bang New York, Plattsburgh. Ông là tác giả cuốn sách 'Những bộ óc vĩ đại trong ngành tài chính' - "Great Minds in Finance" và các bài về tài chính khác được xuất bản bởi Palgrave MacMillan.
Sơn Phạm
Bloomberg
Tags: economics
NQ
1 sự thật dễ thấy là ngày nay xứ Vệ đi ngược hoàn toàn với những gì mà cụ Marx từng mơ tưởng:))
Chẳng hạn, Marx từng lên tiếng phản đối tầng lớp tư sản châu Âu thế kỉ 18 đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc như 1 công cụ nhằm thiết lập trật tự xã hội-trật tự quyền lực, chặn đứng các mầm mống cách mạng, làm suy yếu sự đoàn kết giai cấp. Nhưng ngày nay, từ các chiến dịch marketing bán hàng cho đến ...đá banh, chủ nghĩa dân tộc được tung hê ở xứ Vệ theo 1 cách nhiệt thành nhất có thể:))
Hoặc là, Marx đã kêu gọi công nhân hãy đoàn kết lại, chiếm hữu các nhà máy và tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp vĩ đại. Nhưng ngày nay, giới công nhân vẫn vậy, còng lưng trong các xí nghiệp. Lương tháng của 1 công nhân Nike hay Adidas chưa chắc đủ mua 1 đôi giày, còn giới chủ thì vẫn hô hào “Nhanh hơn cao hơn xa hơn”. Chẳng có niềm tự hào nào có thể sánh với đóng góp của Samsung vào nền kinh tế:)) Còn công đoàn độc lập chả biết khi nào mới thực sự có quyền lực đàm phán.
Và failed nhất chính là Marx tưởng tượng ra việc tiêu diệt tư hữu sẽ khiến cho xã hội phát triển đến mức tối ưu. Nhưng chắc cụ không thể nào ngờ là tầng lớp nông dân ngày nay phải đối mặt với nạn bị cướp đất-tư liệu sản xuất bởi chính những nhóm bần nông hoá thành tư sản sau 1 cuộc cách mạng.
Nhưng cái điều mình ngẫm ra và thấy hài hước nhất là chính quyền trung ương xứ Vệ chưa bao giờ thực hiện nổi mô hình tập quyền tuyệt đối đúng với mơ ước của Marx về political supremacy:)). Có ai đọc và hiểu Marx nói gì đâu mà đòi làm cho đúng hihi :))
CS giờ chỉ còn là 1 cái name tag và là 1 con ngáo ộp cho nhiều phe phái khai thác mà thoai :)
Thế là chạy đi vơ vét tìm kịch bản, vớ phải của một ông mọt sách thất nghiệp ăn bám thằng bạn gay thì cũng được.
Đếch cần biết tồi như thế nào, miễn có kịch bản là được!