Lễ hội búp bê Hinamatsuri ở Nhật Bản

Wikipedia English / Sơn Phạm dịch

Ngày 03 tháng 3 tại Nhật Bản là một ngày đặc biệt được gọi là Hina Matsuri (雏 祭), thường được gọi là Lễ hội búp bê hay Lễ hội các bé gái. Vào ngày này, những gia đình có con gái sẽ trưng bày các con búp bê trang trí với hy vọng mang lại cho con gái mình một cuộc sống thành công và hạnh phúc.

Hinamatsuri có nguồn gốc t một phong tục Nhật Bản cổ xưa gọi là hina-nagashi (雛 流し,  "Búp bê trôi sông"), trong đó búp bê hina bằng rơm được đặt trên một chiếc thuyền và th xuống dòng sông để trôi ra biển, được cho là sẽ mang theo khó khăn và các hồn ma cùng với chúng. Đền Shimogamo (một phần của khu phức hợp đền Kamo ở Kyoto) kỷ niệm Nagashibina bằng cách thả các con búp bê giữa sông Takano và sông Kamo để cầu nguyện cho sự an toàn của trẻ em. Người dân giờ đây đã không còn theo phong tục này nữa bởi vì ngư dân bị mắc những con búp bê trong lưới của họ. Bây giờ h thả búp bê ra biển, và khi khán giả đã về hết, họ đi thuyền ra mặt nước, lấy búp bê mang về và đốt trong đền.
Photo courtesy born1945

Các bệ được phủ thảm đỏ được dùng để trưng bày búp bê được gọi là hina-ningyo (雏 人形), đại diện cho Hoàng đế, Hoàng hậu và các thành viên khác trong triều đình trong trang phục cung đình truyền thống của thời kỳ Heian (794-1185)  Nhật Bản. Những búp bê này thường được trưng bày trên bệ năm hoặc bảy tầng với Hoàng đế và Hoàng hậu ở trên cùng. Tầng ngay dưới là ba cung nữ (sannin-kanjo), là những người dạy đàn, hát và dạy học cho công chúa. Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy có 1 vị không có chân mày. Theo tập quán xưa, phụ nữ khi đã lấy chồng sẽ cạo lông mày và nhuộm răng đen nên vị cung n này có lẽ là vị cao tuổi nhất. Tiếp theo là 5 nhạc công (gonin-bayashi), hai đại tướng (udaijin và sadaijin). Hai đại tướng là người đi theo bảo vệ hoàng đế. Nhìn về hướng phải là là một vị tướng lão thành, còn nhìn về hướng trái là một vị tướng trẻ, và ba người hầu ở tầng dưới cùng, chuyên làm tạp dịch, có các gương mặt giận, buồn và cười thể hiện tình cảm rất phong phú.

Bánh gạo hình kim cương được gọi là "hishi-mochi" cũng được trưng bày như đồ cúng dường để góp phần đảm bảo sự phát triển lành mạnh và tương lai hạnh phúc của các bé gái. Chúng có màu hồng, trắng và xanh lá cây. Màu hồng để xua linh hồn ma quỷ, màu trắng tượng trưng cho tinh khiết và màu xanh lá cây để có sức khỏe tốt.

Một truyền thống vào ngày Hina Matsuri là uống rượu trắng, ngọt, làm từ gạo lên men gọi là "shirozake" và ăn chirashi zushi. Bánh gạo màu hina-arare với mùi thơm từ đường hay nước tương tùy theo vùng và bát súp mặn được gọi là ushiojiru với trai còn trong vỏ cũng được phục vụ. Các vỏ con trai trong thức ăn được coi là biểu tượng một cặp vợ chồng hòa thuận, bởi vì không có vỏ trai nào ngoài các vỏ trai cùng cặp có thể vừa khít với nhau.

Các gia đình thường sẽ bắt đầu trưng bày búp bê trong tháng hai, thường là trong phòng khách và bỏ chúng xuống ngay sau khi lễ hội được tổ chức vào ngày 03 tháng 3. Họ không muốn bị chậm, vì có sự mê tín rằng nếu để lại những con búp bê qua sau ngày 4 tháng 3, bé gái khi lớn lên sẽ chậm có chồng.

Có rất nhiều bộ hina-ningyo khác nhau ở Nhật Bản và chúng thường rất đắt. Theo truyền thống, ông bà sẽ mua một bộ cho bé gái trong ngày Hina Matsuri đầu tiên của bé (hatsu-zekku).
Hina Ningyo set in Japan

Bài trước: Các dòng suối trong vườn Nhật Bản

Miina: Búp bê Otaku
Búp bê truyền thống Nhật Bản
Đền Awashima tưởng niệm...búp bê ở Nhật Bản
Teru teru bozu tắm trong cà ri
Tags: japan

2 Comments

Tin liên quan

    Hôn nhân

    Suy ngẫm