Ăn cắp bản quyền và gian lận thương mại thúc đẩy cách mạng công nghiệp nước Mỹ


Đế chế công nghiệp của Francis Cabot Lowell được xây dựng, một phần, dựa trên ăn cắp tài sản trí tuệ. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ). Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

Mặc dù thường được che đậy (gloss over) trong các sách giáo khoa trung học, khi còn là quốc gia non trẻ và mới công nghiệp hóa, nước Mỹ đã tích cực chủ động trong việc ăn cắp tài sản trí tuệ mà ngày nay nước này vẫn kiên quyết yêu cầu các nước khác cấm (hành vi ăn cắp đó).

Hay nói cách khác, thông điệp của Chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc và các quốc gia khác ngày nay là "Làm như tao nói, đừng như tao đã làm".

Trong những năm non trẻ (adolescent) của mình, nước Mỹ là hang ổ (hotbed) ăn cắp bản quyền và buôn lậu công nghệ, đặc biệt là trong ngành dệt may, mua cả máy móc và các thợ máy (machinist) lành nghề mà vi phạm luật xuất khẩu và di cư của nước Anh. Chỉ sau khi trở thành cường quốc công nghiệp trưởng thành, nước Mỹ mới có các chiến dịch mạnh mẽ yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Nước Mỹ nổi lên từ Chiến tranh Cách mạng (Revolutionary War) nhận thức sâu sắc được tính ưu việt công nghệ của châu Âu. Nó khao khát bắt kịp và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách công nghệ. Hi vọng phổ biến là việc mua những công nghệ công nghiệp mới từ nước ngoài sẽ góp phần giải quyết việc thiếu hụt lao động kinh niên của đất nước và tăng cường tính tự chủ cũng như khả năng cạnh tranh.

Như báo (Gazette) Pennsylvania đưa tin vào năm 1788: "Các máy móc dường như có tầm quan trọng lớn (immense consequence) đối với đất nước." Do đó, việc "mượn các phát minh của châu Âu" là thích hợp. Tất nhiên, "mượn" ở đây thật sự nghĩa là "ăn cắp", bởi vì hiển nhiên là không hề có ý định trả lại các phát minh này.

Bản tuyên ngôn (Manifesto) của Hamilton
Thông báo sứ mệnh thật thà nhất liên quan đến vấn đề này là 'Báo cáo công nghiệp' (Report on Manufactures) của Alexander Hamilton, trình lên Quốc hội vào tháng 12 năm 1791. 'Để mua tất cả các máy như được biết đến ở bất kì đâu ở châu Âu chỉ có thể yêu cầu một điều khoản thích hợp và những đau đớn thích đáng,' Hamilton viết. 'Kiến thức về một vài máy móc quan trọng nhất đã được sở hữu. Trong hầu hết các trường hợp, sự chuẩn bị của những máy móc này ở đây là thực hiện được trong những điều kiện gần như tương tự.'

Chú ý rằng Hamilton không hề thúc giục sự phát triển các phát minh bản xứ (indigenous) để cạnh tranh, mà thay vào đó là mua trực tiếp công nghệ của châu Âu thông qua 'điều khoản thích hợp và những đau đớn thích đáng' - có nghĩa là, vi phạm luật lệ của các nước khác. Như báo cáo đã thừa nhận, hầu hết các quốc gia công nghiệp 'cấm, thông qua trừng phạt nghiêm khắc, việc xuất khẩu công cụ (implement) và máy móc được họ phát minh và cải tiến.' Ít nhất một phần của 'Báo cáo công nghiệp' do đó có thể được coi là bản tuyên ngôn kêu gọi sự ăn cắp và buôn lậu dưới sự bảo trợ của nhà nước (state-sponsored).

Luật Bằng sáng chế Mỹ đầu tiên khuyến khích chính sách này. Mặ dù luật bảo vệ các nhà phát minh trong nước, luật không dành phần tương tự (same courtesy) đối với các nhà phát minh nước ngoài - họ không thể có được bằng sáng chế Mỹ đối với các phát minh họ đã được đăng ký ở châu Âu. Trên thực tế, điều này có nghĩa là một ai đó có thể ăn cắp phát minh nước ngoài, buôn lậu vào nước Mỹ, và phát triển nó cho các ứng dụng thương mại nội địa mà không phải sợ bị trả đũa (reprisal) pháp lý.

Hạn chế quan trọng nhất đối với buôn lậu máy móc là những máy móc này sẽ vô ích nếu không có ai đó biết cách sử dụng chúng, vì không có hướng dẫn. Vì vậy, cũng không kém phần quan trọng như các máy móc, là các thợ máy từ quần đảo Vương quốc Anh (British Isles) biết cách vận hành những máy móc này. Luật di cư Vương quốc Anh cấm các thợ máy lành nghề bỏ nước, nhưng hàng nghìn người vẫn bí mật (clandestine) đến nước Mỹ.

Các vụ gián điệp (espionage) nổi bật
Nổi tiếng nhất là Samuel Slater. Slater đã đi từ một anh thợ học việc lên đến chức quản lý cấp trung tại nhà máy (mill) Jedediah Strutt ở Milford, nước Anh. Hấp dẫn (entice) bởi các câu chuyện về cơ hội và thành công ở nước Mỹ, ông giả vờ là một lao động giản đơn và lên tàu đi Mỹ vào năm 1789. Để lại sau lưng dụng cụ, máy móc, mô hình và các bản vẽ, tất cả những gì ông mang theo chỉ là trí nhớ.

Trong khi đó, ở Rhode Island, nhà tư bản công nghiệp (industrialist) Moses Brown đang tìm kiếm ai đó có thể biết (figure out) làm thế nào để sử dụng máy quay (spinning) sợi mà ông vừa nhập lậu (illicitly). Slater nhận việc và chuyển đến Pawtucket. Các máy móc được nhập lậu của Brown không vận hành được, nhưng Slater đã tháo dỡ (cannibalize) các bộ phận và làm thành máy của riêng mình. Chẳng bao lâu sau, các nhà máy kiểu Slater sinh sôi nảy nở (proliferate) và sản lượng vải New England tăng gấp 50 lần từ năm 1805 đến năm 1815.

Nhưng chính doanh nhân Francis Cabot Lowell ở Boston là người đã biến đổi thật sự ngành công nghiệp dệt may của New England thành hệ thống nhà máy cạnh tranh quốc tế. Và ông làm được như vậy, phần lớn, bằng một vụ gián điệp công nghiệp nổi bất nhất trong lịch sử Mỹ.

Lowell đến Vương quốc Anh vào năm 1810 với (allegedly) lí do sức khỏe. Thương lái (merchant) giàu có này không bị các nhà công nghiệp địa phương coi là đối thủ và vì vậy không nghi ngờ gì khi ông đi du lịch một vòng các nhà máy ở Glasgow vào mùa xuân năm 1811. Không lâu sau đó, ông thăm các nhà máy khác để nắm bắt 'tất cả các thông tin có thể' về sản xuất bông 'với cái nhìn sẽ áp dụng máy móc cải tiến ở Mỹ,' theo như đối tác kinh doanh của ông kể lại (recount).

Các túi của Lowell bị kiểm tra trước khi trở về Mỹ, nhưng các viên chức hải quan Vương quốc Anh đã ra về tay không (empty-handed). Lowell, người theo học toán học tại trường Đại học Havard và có trí nhớ tuyệt vời (exceptional), sử dụng bộ óc của mình để 'buôn lậu' các bí mật công nghiệp Vương quốc Anh.

Sự biến đổi (Transformation) của Lowell
Với sự trợ giúp của chuyên gia cơ khí (mechanic) Paul Moody, Lowell đã tái tạo và thậm chí cải tiến các mô hình ban đầu. Được hỗ trợ bởi Công ty công nghiệp Boston mới thành lập, ông đã mở nhà máy bông đầu tiên ở Waltham, Massachusetts vào năm 1813. Đây là nhà máy đầu tiên ở nước Mỹ mà đã mang tất cả công đoạn của quy trình sản xuất dệt - từ chải (carding) và kéo sợi (spinning) đến dệt (weaving) và hồ vải (dressing) dưới một mái nhà.

Mô hình tất cả trong một này là sự phát triển biến đổi toàn diện (transformative) trong sản xuất dệt may, đã thay thế các nhà máy vận hành bởi các hộ gia đình nhỏ và làm cho ngành công nghiệp Mỹ lần đầu tiên cạnh tranh được với Vương quốc Anh. Hệ thống mới này cũng đòi hỏi sự đầu tư quy mô lớn hơn nhiều - điển hình (exemplify) là sự hình thành toàn bộ thị trấn nhà máy, được đặt tên là Lowell.

Nước Anh nới lỏng các hạn chế theo từng giai đoạn từ năm 1824 đến năm 1843. Các lệnh cấm di cư, trái với sự ủng hộ của công chúng ngày càng tăng về tự do di trú, đã được dỡ bỏ (lift) vào năm 1824. Trong khi các kiểm soát ngặt nghèo vẫn còn được áp dụng đối với xuất khẩu máy móc kéo sợi và dệt, hệ thống cấp phép được áp dụng đối với các thiết bị công nghiệp khác.

Tuy nhiên, việc cấp phép đến lượt nó lại tạo cơ hội cho các hình thái buôn lậu khác: một nhà xuất khẩu có thể nhận được giấy phép để chở một loại máy và dùng nó để thực sự chở một máy khác - đánh cuộc vào việc các kiểm soát viên hoặc không kiểm tra gì ngoài giấy tờ hoặc không thể phân biệt được sự khác nhau này. Rõ ràng là, thông lệ này đã được thể chế hóa đầy đủ mà một nhà xuất khẩu bất hợp pháp thậm chí có thể lấy bảo hiểm để bảo vệ những vụ bắt giữ thường xuyên.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Vương quốc Anh cuối cùng đã được hủy bỏ (repeal) vào năm 1843 với sự lan truyền học thuyết thương mại tự do. Vào thời điểm đó, nước Mỹ, đã trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới - một phần không nhỏ, nhờ vào sự né tránh thành công các lệnh cấm xuất khẩu và di trú của Vương quốc Anh.

(Peter Andreas là giáo sư khoa học chính trị và giám đốc lâm thời Viện Nghiên cứu quốc tế Watson tại Trường đại học Brown. Bài luận này được chuyển thể từ quyển sách mới của ông 'Quốc gia buôn lậu: Buôn bán bất hợp pháp hình thành nước Mỹ như thế nào - "Smuggler Nation: How Illicit Trade Made America.")

Sơn Phạm
Bloomberg
---------------
Phản hồi tuyệt vời của bác Nguyễn Xuân Nghĩa, trên cả mong đợi khi langdu mời bác xem qua bài này:

Anh giáo sư Peter Andreas này viết cuốn sách cho vui!

Lẩm cẩm lắm khi suy luận chuyện thế kỷ 19 vào thế kỷ 21 mà kết án Hoa Kỳ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sau khi đã ăn cắp một số sáng kiến của Anh.

Cuối thể kỷ 18, Hoa Kỳ thành hình sau khi giành lại độc lập từ Đế quốc Anh và bị chiến tranh, áp lực và phong toả từ nước Anh. Một trong nhiều người Mỹ đã vượt qua chiến tuyến muôn mặt ấy mà thu nhận công nghệ của Anh và Âu Châu, là Lowell. Nhưng ông ta không đơn giản là tay ăn cắp như Andreas viết ra một cách sơ sài và mị dân, đấy là một doanh gia có tài và dù mất ở tuổi rất trẻ là 42 vẫn để lại một cơ sở công nghiệp lớn lao.

Đấy là chuyện của người ta. Hãy tưởng tượng hoàn cảnh của Việt Nam sau khi giành lại độc lập từ Trung Quốc năm 938 và bị áp lực rất nặng, kể cả về quân sự. Khi ấy phải xoay trở ra sao?

Bây giờ, căn cứ trên sự hình thành của chủ nghĩa tư bản Mỹ và cuộc cách mạng kỹ nghệ tại Hoa Kỳ mà cho rằng đấy là Mỹ ăn cắp từ Âu Châu nên qua thế kỷ 21 không có quyền cấm Trung Quốc ăn cắp! Lý luận ấu trĩ và nguy hiểm cho quyền lợi của nước Mỹ. Ta có thể lý luận theo lối đó là Việt Nam không có kết án Trung Quốc về vụ đánh cướp Hoàng Sa vì ngày xưa đã lấy Thủy Chân Lạp. Loại lý luận này rất hợp ý Bắc Kinh!

Xoay ngược vấn đề và liên hệ đến bài viết của Khôi An về Intel:

Ngày xưa, Trung Quốc bắt ta triều cống cho họ trí thức và chuyên gia, lại còn qua xứ ta tịch thu và xóa bỏ kiến thức để chỉ còn có hệ thống văn hoá chính trị của họ. Nếu không quên trí nhớ, ta nhớ đến một giai thoại vui: họ còn cấm bán một số món hàng cho nước Nam. Trạng nguyên Lương Thế Vinh muốn lấy giống ngô bắp về trồng tại Việt Nam thì phải giấu vào chỗ kín! Mấy chuyện lạc hậu đó phải chấm dứt.

Ngày nay, mà từ lâu rồi, Hoa Kỳ lại mở cửa cho thanh niên xứ khác vào học hỏi kiến thức của họ chứ cũng chẳng giấu diếm gì. Vì sau cùng thì kiến thức đó có lợi cho mọi người - dù nhân tài xứ khác có ở lại Mỹ hay hồi hương làm việc. Ăn thua là chính sách của xứ khác khi đào tạo, cho xuất ngoại hoặc sử dụng nhân tài của mình. Nếu có bị thua kém thì hãy nghĩ là vì mình ngu hơn là vì thiên hạ gian!

Và đừng vội tin đám trí thức bá láp như kẻ dám viết rằng "chuyện ăn cắp mới giúp cho cuộc cách mạng Mỹ" theo bài đăng trên Bloomberg. Vì sao một phần ba kinh tế gia của Harvard ngày nay lại đến từ Âu Châu?

Người ta có thể viết về lịch sử hình thành của nước Mỹ rất côn đồ gian trá, nhưng chẳng thể vì đó mà bênh vực các chế độ gian trá côn đồ đời nay!

Bài trước:  Giải pháp chống khủng hoảng nợ tồi tệ nhất mà một nước có thể nghĩ ra
Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Hôn nhân

    Suy ngẫm