Tai nạn kinh hoàng dẫn đến sự hình thành Nhà nước kiểm soát

Vụ nổ kinh hoàng của tàu hơi nước Moselle đã dẫn tới sự ra đời quy định liên bang đầu tiên về hoạt động kinh doanh. Nguồn: Hội Lịch sử Kentucky.

Tàu Moselle không được nhớ tới như là một trong những tàu hơi nước nhanh nhất trên các dòng sông Ohio và Mississippi, mặc dù nó đúng như vậy. Thay vào đó, nó thường được nhớ đến vì tai nạn kinh hoàng (cataclysmic), một sản phẩm của tốc độ nhưng được xây dựng kém chất lượng (shoddy), và đặc biệt là vì những điều dưới đây.

Sự chấm dứt bạo lực và đột ngột của Moselle, kết hợp với các vụ nổ tàu trên sông được công bố rộng rãi, đã thúc đẩy sự ra đời cơ quan liên bang đầu tiên chịu trách nhiệm điều tiết ngành tư nhân Mỹ.

Vào này 25/4/1838, tàu hơi nước Moselle lao ngược dòng từ bến tàu (wharf) Cincinnati để đón hai gia đình nhập cư người Đức. Trong khi các hành khách mới thong thả (amble) lên tàu (craft), kỹ sư vẫn giữ áp lực hơi nước cao để tàu có thể phóng (dart away) ra khỏi bờ với tốc độ lớn. Đây là thông lệ bình thường nhưng nguy hiểm: khi kỹ sư gài số (engage) bánh xe (paddlewheel), một luồng hơi nước đột ngột đẩy vào thành nồi hơi (boiler) và có thể ở cường độ cao đến mức nếu nó tạo ra một vết nứt (crack), một chỗ yếu hay vết 'sẹo' (seam) trong thành nồi hơi, nồi hơi có thể nổ tung (detonate).

Cảnh tượng hãi hùng
Bánh xe của tàu Moselle quay hai vòng trước khi một vụ nổ xé tan còn tàu. Tất cả 4 nồi hơi nổ cùng lúc trong tiếng gầm (roar) điếc tai (deafening) mà một nhân chứng cho là giống như một 'lò thuốc súng'. Các khúc (chunk) thịt (flesh), gỗ vụn (splinter) và kim loại xoắn bắn tung lên trời, rồi văng (splash) xuống sông. Một trong những nồi hơi 'chặt đầu' (decapitate) người kỹ sư trong khi lực của vụ nổ hất văng thuyền trưởng vào mũi một tàu hơi nước khác, cơ thể ông ta như 'bột nhão' (pulp) đầy máu, từ từ rơi xuống nước.

Cảnh tượng hãi hùng này gần như thách thức mọi lời miêu tả. Một người đàn ông bị một mảnh gỗ xuyên (shove) qua đầu, từ tai này sang tai khác. Một người đàn ông khác bay gần 100 mét trong không khí rồi rơi xuống một mái nhà. Khi một trong những người nhập cư cố gắng gỡ quần áo, ông ta lột (peel) từng mảng da khỏi cơ thể. Ít nhất 80 người chết (perish) ngày hôm đó và thêm 35 người nữa mất tích, có lẽ bị 'nổ tan' thành từng mảnh.

Mặc dù cực kì kinh khủng (gruesome) như vậy, sự sụp đổ của Moselle không phải là thảm kịch duy nhất. Từ năm 1816 đến năm 1818, tổng cộng 1.433 người đã chết từ các tai nạn tàu hơi nước dọc các con sông miền Tây, hồi đó được gọi là đường thủy ở Thung lũng Mississippi. Tỉ lệ tử (fatality) trên những tàu này được ước tính là 155 người trên mỗi 1 triệu hành khách, một con số cao gấp 1.000 lần so với di chuyển bằng máy bay phản lực hiện đại. Trong khi nhiều (tử vong) này có thể được đổ lỗi cho các vụ đâm (collision) và cháy thông thường, các vụ nổ nồi hơi cũng lấy đi mạng sống của nhiều nạn nhân và nhanh chóng trở nên tai tiếng trong hình dung của công chúng.

Các vụ nổ trở nên lan tràn (rash) một phần do sự nhấn mạnh của thời kì đó đối với tốc độ và chiến thắng các cuộc đua. Các thuyền trưởng biết rằng những chiếc tàu chạy nhanh sẽ được lên báo và được nhắc tới nhiều trong các quán rượu (tavern), gian hàng, tiệc chiêu đãi (levee) và phòng khách (parlor). Chủ biên của tờ Nhật báo Dân chủ Louisville thậm chí dự đoán rằng một tàu tên là 'A.L. Shotwell' bắt đầu cuộc đua 'với quan điểm chứng minh tốc độ và khả năng của tàu như danh tiếng kinh doanh'. Tốc độ trở thành nỗi ám ảnh và con tàu với thời gian nhanh nhất giữa hai thị trấn được nâng cúp: thường là gạc (antler) hươu, là vật được thèm muốn (covet) trên các dòng sông Ohio và Mississippi. Tàu A.L. Shotwell tự hào trưng bày đĩa bạc treo từ một bộ sừng hươu mạ vàng (gild). Chữ khắc trên đĩa thách thức các đối thủ 'Hãy lấy chúng tôi nếu bạn có thể'.

Các cuộc đua tàu hơi nước thường là những cuộc thi ngẫu hứng (impromptu) để kiểm tra giới hạn khả năng của các thủy thủ và làm hành khách phấn chấn. Một người tham gia nghĩ rằng  sự xúc động mạnh được tạo ra bởi đua tàu hơi nước là 'mạnh mẽ nhất có thể hấp thụ được'. Các hành khách cổ vũ công nhân đốt lò (fireman, người ném gỗ vào lò cao - furnace và giữ ngọn lửa) và chế giễu (taunt) đối thủ của họ trên những tàu khác. Các thủy thủ đoàn mở các thùng dầu, nhựa thông (turpentine) hay hắc ín và ném chúng vào hỏa ngục (inferno) gầm rú. Các con tàu dường như bừng sống trong cuộc đua. Tiếng đập của piston làm tàu trồi lên thụt xuống (throb up and down), đẩy các đinh lỏng ra và làm nứt đường nối. Các con tàu gầm lên và phì hơi (snort) 'như hà mã nổi giận', một người quan sát viết.

Viễn cảnh nguy hiểm trong những cuộc đua như vậy, ít nhất là trong những ngày đầu tiên, chỉ càng làm tăng thêm niềm phấn khích.

Không giám sát
Các tàu hơi nước thời kì đó có lẽ là ước mơ của luật sư biện hộ thương tích cá nhân (personal-injury lawyer), nhưng chính phủ đã chậm trễ trong việc điều tiết việc đóng (tàu) hay vận hành của chúng. Một số lời kêu gọi thưa thớt (sporadic) yêu cầu giám sát của chính phủ liên bang vào đầu thế kỉ 19 đã bị chống đối mạnh mẽ từ những người chủ tàu. Năm 1824, thuyền trưởng của tàu Rob Roy biện hộ rằng rất ít người bị chết từ các vụ nổ tàu hơi nước nên không cần có van an toàn ở nồi hơi. Các giả định thị trường tự do (laissez-faire) về điều tiết của chính phủ, sự trì trệ và không hiểu biết của xã hội càng ngăn chặn việc giám sát.

Nhưng sau vụ Moselle và các vụ nổ nổi tiếng khác, Quốc hội thấy bắt buộc phải hành động.

Kết quả là Luật Tàu hơi nước năm 1838, quy định liên bang đầu tiên về ngành kinh doanh tư nhân. Theo luật mới này, tất cả các tàu hơi nước phải được cấp phép và phải kiểm định thường xuyên về vỏ tàu (hull), nồi hơi và máy móc. Khi tàu dừng, các kĩ sư phải mở van an toàn và giữ áp lực hơi nước thấp. Dây thừng tay bánh lái (tiller) được thay thế bằng dây xích hay que. Các thuyền trưởng và thủy thủ đoàn có thể bị phạt hoặc bị tù nếu không tuân theo luật trong khi các chủ tàu có thể bị kiện vì không giám sát (negligence).

Các quy định khác thậm chí còn tiến xa hơn. Nổi tiếng nhất là việc hình thành Cơ quan Kiểm định Tàu hơi nước, cơ quan giám sát liên bang đầu tiên. Cơ quan này cấp và thu hồi giấy phép; yêu cầu tất cả các nồi hơi phải được kiểm tra thường xuyên, và cấp phép cho hoa tiêu (pilot) và kỹ sư. Khi kết hợp với sự tự điều chỉnh của ngành, như bộ phận điều chỉnh (doctor, một bơm nhỏ thêm nước vào nồi hơi khi bánh xe không quay), đèn chạy ban đêm, phao cứu hộ (life preserver) và ống nước cứu hỏa, du lịch tàu hơi nước đã trở nên tương đối an toàn vào giữa những năm 1850.

Vụ nổ tàu Moselle và các tàu hơi nước khác đã buộc người Mỹ phải cân nhắc mức độ mà một ngành tư nhân không được điều tiết có thể gây nguy hiểm tới mạng sống và của cải như nào. Mặc dù nhiều người lo ngại sự can thiệp của chính phủ trong một ngành tư nhân, Cơ quan Kiểm định Tàu hơi nước đã trở thành điển hình cho các cơ quan giám sát sau này, như Ủy ban Thương mại Liên bang, Cục Thực phẩm, dược phẩm Mỹ và Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng. Đó là sức mạnh lâu dài của một vụ nổ tàu hơi nước vào năm 1838.

(Robert Gudmestad giảng dạy lịch sử ở Trường đại học bang Colorado và là tác giả cuốn 'Tàu hơi nước và sự trỗi dậy của Vương quốc bông' - "Steamboats and the Rise of the Cotton Kingdom.")

Sơn Phạm
Bloomberg

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Hôn nhân

    Suy ngẫm