Tại sao các Tổ phụ Lập quốc nước Mỹ muốn nợ công thật lớn?
Tổng thống George W. Washington ký trái phiếu trị giá 185.98 USD một món nợ giả định vào năm 1792. Nguồn: Bộ Sưu tập của Bảo tàng Tài chính Mỹ.
Mặc dù các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội tuần này (25/1/2013) đã đồng ý hoãn giới hạn nợ của Mỹ thêm 3 tháng và chặn trước một cuộc đấu (showdown) ngân sách khác, hầu hết các nhà bình luận cho rằng hòa bình sẽ không kéo dài lâu.
Chắc chắn sẽ có một cuộc đấu về các khoản cắt giảm chi tiêu tự động vào ngày 1 tháng 3 (một phần trong thỏa thuận trần nợ công năm ngoái), sau đó là hạn chót lờ mờ hiện ra (looming) về ngừng tài trợ khiến chính phủ liên bang có thể phải đóng cửa (shutdown). Và Chủ tịch Hạ viện (House Speaker) John Boehner đã thề sẽ ngăn cản bất kì sự gia tăng dài hạn nào trong mức trần nợ công mà không có sự giảm chi tiêu tương ứng - trên thực tế, đưa ra triển vọng vỡ nợ như là một cách để kiểm soát nợ quốc gia.
Khi các đảng viên Cộng hòa áp dụng chính sách 'bên miệng hố chiến tranh' (brinkmanship) này, họ tuyên bố nhằm bảo vệ các nguyên tắc được ghi (enshrine) trong Hiến pháp: thuế liên bang thấp, chi tiêu ít, không nợ công.
Tuy nhiên, trên thực tế, các Tổ phụ lập quốc (Founding Fathers) đã cam kết sâu sắc - một số người có thể nói là ám ảnh - với việc ủng hộ nợ quốc gia. Và trong giai đoạn thành lập, mối nguy vỡ nợ không phải đến từ những người bảo thủ mà từ những người mà các nhà lập quốc, ít nhất, thấy là từ phía tả cấp tiến (radical left).
Thực tế ít được hiểu rõ này vẫn gây ngạc nhiên là Hiến pháp, không phải hạn chế vay mượn liên bang và thu nhỏ chính phủ, mà thực sự nhằm tạo ra một chính phủ lớn và hùng mạnh có khả năng đánh thuế tất cả những người dân Mỹ để có thể tài trợ nợ liên bang lớn.
Nợ trong nước
Mặc dù nhiều sử gia ngày nay tập trung vào món nợ từ Chiến tranh Cách mạng đối với nước ngoài, loại thuế có sự hấp dẫn (captivate) đối với các nhà lập quốc, và được dùng như là một trong những cột trụ (prod) chính để hình thành quốc gia, đó là thuế trong nước. Nó bao gồm nhiều tầng lớp trái phiếu, được phát hành bởi Quốc hội thời chiến và được các nhà đầu tư Mỹ giàu có mua, những người hi vọng tài trợ chiến tranh để đổi lấy các khoản lãi suất 6% được hưởng mà không phải chịu thuế. Nói cách khác, những nhà tư bản tài chính (financier) Mỹ đầu tiên cũng là những người theo chủ nghĩa dân tộc (nationalist) Mỹ.
Cả thanh niên Alexander Hamilton (người hiểu biết nhất - savviest, trong những nhà lập quốc về vấn đề tài chính) và cố vấn của ông là Robert Morris (người phụ trách tài chính của Quốc hội thời chiến và chủ ngân hàng trung ương đầu tiên của Mỹ) tin rằng nợ trong nước, được hậu thuẫn bởi thuế liên bang thu từ tất cả các bang, sẽ thống nhất đất nước. Nó sẽ tập trung sự giàu có, và liên kết (yoke) sự giàu có này với một chính phủ hợp nhất. Mục tiêu là một quốc gia có khả năng thực hiện những dự án vĩ đại - nhằm mục tiêu tối thượng là một cường quốc kinh tế để cạnh tranh được với nền kinh tế Anh quốc.
Các nhà lập quốc nổi tiếng khác cộng tác với Morris và Hamilton trong việc xây dựng tính quốc gia xung quanh nợ công. James Madison, người sau này trở thành đối thủ chính trị của Hamilton vào những năm 1790, là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông về vấn đề chủ nghĩa dân tộc trong những năm 1780. Bài luận 'Lập chế độ liên bang số 10' nổi tiếng của Madison tryền đạt viễn cảnh khủng khiếp nếu vỡ nợ nợ trong nước uyên bác như bất kì bài nào từng được Hamilton trình bày.
Trong các bức thư được viết tới George Washington trước Hội nghị Lập hiến, cũng là một người ủng hộ duy trì nợ liên bang thông qua thuế, Madison làm rõ khát vọng chung của những người dân tộc chủ nghĩa nhằm vực dậy (shore up) tín dụng công, bằng cách đưa ra Điều lệ Liên bang (Articles of Confederation) và hình thành nhà nước. Edmund Randolph khai mạc Hội nghị bằng việc giao (charge) các đại biểu việc khôi phục (redress) thất bại của đất nước trong vấn đề tài trợ (không phải là trả nợ) nợ công bằng việc tạo ra chính phủ quốc gia với quyền lực để làm được việc này.
Các nhà cấp tiến kinh tế
Tuy nhiên, vẫn tồn tại vấn đề đối với những người theo chủ nghĩa Tự do (liberal) ngày nay, những người hy vọng nhắc lại lịch sử tài khóa thật sự của nước Mỹ để phản đối lập luận 'bảo thủ hiến pháp' về đe dọa vỡ nợ quốc gia. Mối liên kết khi hình thành đất nước mà thuế liên bang ủng hộ tính quốc gia, và tính quốc gia ủng hộ nợ liên bang, ngược hẳn với phong trào theo chủ nghĩa cộng đồng, chủ nghĩa quân bình cấp tiến mà trong nhiều cách thức là tiền đề trí tuệ của chủ nghĩa tự do khế ước xã hội hiện đại (social-contract liberalism)
Những người cấp tiến của phong trào này - chứng tỏ (evince) trong các tập phim như Cuộc nổi loạn của Shays (Shays' Rebellion) - muốn phá giá các món nợ kiệt quệ (crushing) của giai cấp lái buôn đối với những người bình thường; phá vỡ liên kết giữa những người nắm giữ trái phiếu và chủ ngân hàng khỏi chính phủ; ngăn chặn các vụ tịch thu nhà (foreclosure) tràn lan; điều tiết chặt chẽ hơn nữa việc kinh doanh; và phân tán, chứ không phải là tập trung, sự giàu có của nước Mỹ.
Sự vỡ nợ quốc gia là một triển vọng đáng sợ đối với các nhà lập quốc, nhưng không phải bởi vì họ nghĩ rằng nó sẽ phá hoại các điều kiện kinh tế của người dân bình thường, mà họ biết rằng vỡ nợ sẽ phá hủy (demolish) mối liên minh chính trị giữa sự giàu có và chính phủ mà sự hình thành quốc gia đã dựa trên. Chính những nhà cấp tiến kinh tế ban đầu đó mà nhà nước được hình thành để đàn áp (suppress).
Để thảo luận các vấn đề tài khóa ngày nay một cách hữu ích có lẽ cần (entail) sự thừa nhận của cả hai bên về các yếu tố ít khai trí (less edifying) về thời kỳ lập quốc của chúng ta - và vượt ra ngoài những ảo tưởng (fantasy) về những mong muốn giả định của các Tổ phụ lập quốc.
(Sách mới nhất của tác giả William Hogeland là "Tài chính lập quốc: Nợ, đầu cơ, tịch biên, biểu tình và đàn áp hình thành nước Mỹ như thế nào" - "Founding Finance: How Debt, Speculation, Foreclosures, Protests, and Crackdowns Made Us a Nation.")
Sơn Phạm
Tags: economics
Họ nói rằng khi còn sinh sống trên đất Campuchia trong thời kỳ chiến tranh, quân đội bắc Việt và cấp lãnh đạo CS Bắc Việt đã vận động kiều bào người Việt nam sinh sống tại Campuchia lúc đó ủng hộ cái gọi là “công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc” bằng cách mua công trái phiếu bằng hàng trăm hàng ngàn lượng vàng và số lượng lớn tiền mặt để CSVN sự dụng số tiền đó trả tiền mua đứt (thuê) bốn con đường huyết mạch tại campuchia để làm bàn đạp đánh thẳng vào hông sườn của miền nam Việt nam.
Tuy nhiên sau ngày kết thúc cuộc chiến, những kiều bào campuchia đó đã hồi hương về sinh sống tại Việt nam và họ đã từng mang những tờ công trái phiếu được chính phủ nước VNDCCH phía Bắc Việt phát hành có chữ ký của ông Trường Chinh là Tổng bí thư thời điểm đó, nhưng không ai muốn trả lại họ số tiền và vàng mà họ đã mượn của họ qua những tờ công trái phiếu của chính phủ CSVN, khi họ đề cập đến việc đòi lại thì hầu như họ luôn được đề nghị lện phường, lên quận, lên thành phố, rồi ra trung ương, rồi đền kho bạc nhà nước nhưng họ chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối vì không ai có thể giải quyết hoặc không có sự chỉ đạo của chính phủ về việc chi trả công trái phiếu “ủng hộ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc” cho kiều bào campuchia gốc người Việt và gốc Hoa.
Chỉ phân tích cách quyết định việc chi thu của Quốc hội trong ngân sách quốc gia, James Buchanan đã báo trước là chính phủ liên bang sẽ càng ngày càng thiếu hụt, các món nợ công sẽ lên ngập đầu. Lý do chính là vì các đại biểu Quốc hội phải lo đáp ứng những đòi hỏi của các cử tri đã giúp họ đắc cử, tiêu biểu là những nhóm quyền lợi riêng biệt (tư lợi, special interests). Các ý kiến của ông được đặt tên là Lý thuyết về Lựa chọn Tập thể (Public Choice Theory); ông được trao giải Nobel về Kinh tế học năm 1986 về những đóng góp này.
Buchanan thường được coi như một nhà kinh tế bảo thủ, vì ông chủ trương phải giảm bớt luật lệ và thu gọn vai trò của chính phủ đến mức tối thiểu. Nhưng ông cũng là người chủ trương nên đánh thuế di sản tới 100%, một điều mà giới bảo thủ kịch liệt chống, vì họ thấy suất thuế 35% đã là quá cao rồi! Buchanan lý luận rằng việc thừa hưởng di sản là trái với quy tắc bình đẳng trong cơ hội, vì những người hưởng di sản được chiếm địa vị ưu đãi so với người khác. Ông viết, “Bảo đảm một số quyền bình đẳng về cơ hội là triết lý căn bản của một xã hội tự do,” trong cuốn The Limits of Liberty, năm 1975 viết chung với Robert P. Tollison. Cho đến khi qua đời, thọ 93 tuổi, ông vẫn là một người suy nghĩ tự do và độc lập, mối quan tâm chính là ích lợi chung.
Người Việt Nam nên biết cách suy nghĩ của James Buchanan. Cách phân tích của ông có thể giúp chúng ta hiểu rõ nguyên ủy của nạn tham nhũng lan tràn hiện nay cũng như tình trạng đấu đá tranh quyền. Tất cả bắt nguồn từ những Lựa chọn Tập thể sai lầm ngay từ đầu.
Trong cuốn “Bài toán về Thỏa thuận,” The Calculus of Consent, viết cùng Gordon Tullock năm 1962, Buchanan đặt tựa nhỏ: “Những Nền tảng Luận lý của Chế độ Dân chủ Hiến định,” Logical Foundations of Constitutional Democracy. Ông phân biệt hai cấp bậc của lựa chọn tập thể trong một quốc gia. Thứ nhất là ấn định các “luật chơi,” thứ hai là tham dự trong cuộc chơi, dựa trên các luật lệ “hiến định” đó.
Lý thuyết Lựa chọn Tập thể buộc mọi người phải chú ý nghiên cứu vai trò của nhà nước trong sinh hoạt kinh tế. Trong khi các nhà kinh tế khác chỉ lo tìm hiểu cách vận hành của cơ chế thị trường rồi đề nghị những giải pháp đáng được thi hành, Buchanan chú ý đến cơ chế chính trị, là nơi nắm quyền và được trao trách nhiệm áp dụng các chính sách kinh tế. Cho nên, phải dùng phương pháp kinh tế học soi sáng hành động của các nhà chính trị cũng như guồng máy công quyền; nhờ đó đặt ra các “luật chơi” nhằm bảo vệ các nguyên lý chung của cả xã hội như tự do, bình đẳng.
Bởi vì trong thực tế, các chính sách kinh tế đều chịu ảnh hưởng của những nhóm, những người nắm quyền quyết định, mọi người đều nhắm đến tư lợi. Trong kinh tế học người ta vẫn giả thiết là con người hành động vì tư lợi. Buchanan nhấn mạnh rằng những công chức và các đại biểu do dân bầu lên đều không phải sinh ra đã là những người vô vị lợi. Trong khi làm nhiệm vụ được mô tả là phục vụ công ích, họ cũng tự nhiên lo cho chính mình. Con người ai cũng muốn gia tăng quyền hành và lợi lộc. Các đại biểu Quốc hội bao giờ cũng muốn được đắc cử và tái đắc cử. Cử tri và những người có thể ảnh hưởng trong việc bỏ phiếu cũng có những quyền lợi riêng. Bỏ quên giả thiết này thì sống trong ảo tưởng.
Do đó, việc đầu tiên của một hệ thống chính trị là ấn định các “luật chơi chung,” để ngăn ngừa không cho tư lợi lấn lướt, làm chệch hướng, có khi làm hại công ích. Một luật chơi căn bản là bảo vệ tính công bằng trong xã hội, quan trọng nhất là bảo đảm mọi người đều có cơ hội bình đẳng. Phải bảo vệ lợi ích chung của xã hội bằng cách vạch rõ ranh giới giữa công và tư; khi nào quyền lợi công và tư xung khắc thì phải đạt công ích lên trên tư lợi. Ðó là những luật chơi căn bản mà một xã hội tự do dân chủ không thể thiếu được.
A national debt, if it is not excessive, will be to us a national blessing.
~ Alexander Hamilton
Nghĩa là để tiêu dùng thì người dân sẽ đi vay trước, thay vì làm 10 năm để có ô tô, 15 năm để có nhà như VN, thì giới tư bản Mỹ cho dân vay trước, rồi trả cả đời. Đó là một cái bẫy như của bọn chuột lang mà chúng ta nuôi trong nhà, với cái bánh xe: con chuột cứ điên cuồng đạp trong nó mà vẫn đứng yên tại chỗ.
Thực ra mọi tài sản của người dân bình thường ở Mỹ là đi thuê tài chính, chứ họ không thực sự sở hữu gì cả. Và rất ít người thoát được khỏi bẫy để có thu nhập dương.
Cuộc đời phần lớn con người hiện đại là như vậy, họ kẹt vào cái bẫy tài chính, cái bẫy công việc, cái bẫy gia đình, để rồi đạp mãi một chỗ đến chết, mà cứ nghĩ không đạp thì không được!
Kiểu xã hội nô lệ hiện đại đó được giới chủ Mỹ quản lý bằng cách nắm chặt Tôn giáo, Chính quyền và Báo chí. Hàng trăm triệu con chuột mải miết đạp bánh xe để kiếm lợi cho 1% giới chủ. Tuy nhiên, lòng tham vô đáy, người giàu ở Mỹ còn muốn xuất khẩu mô hình đó đi khắp nơi, và kiếm thêm vài tỷ con chuột đạp bánh xe nuôi họ nữa.
May mà đời còn có Nga, Tàu.