Nguồn gốc Torii (điểu cư) ở Nhật Bản
Cổng Torii (điểu cư) nổi tiếng nhất ở Nhật Bản có lẽ chắc chắn là O-torii của đền Itsukushima ở Miyajima. Đây thật sự là một nơi huyền diệu, một trong Nihon Sankei (Ba nơi đẹp nhất của Nhật Bản) và cũng là nơi xuất xứ của một số những huyền thoại đẹp nhất ... Một trong số đó là một câu chuyện xa xưa về nguồn gốc của torii Nhật Bản.
Chuyện kể rằng, sau khi Amaterasu-ōmikami, Nữ thần Mặt trời, giấu mình vào hang động thiêng liêng, thế giới chìm trong bóng đêm. Sau đó, các thần (kami) khác đã cố gắng tìm giải pháp để thuyết phục Amaterasu quay trở về với thế giới, do đó, họ mang một số gà trống đến trước động và tiếng gáy của chúng đã làm cho Nữ thần Mặt trời phải ra ngoài để xem chuyện gì đang xảy ra.
Sau đó, mọi người bắt đầu xây dựng nơi đậu cho những con chim trước đền thờ Thần giáo - và theo thời gian, những nơi đậu này đã trở thành các torii ngày nay.
Trong tiếng Nhật, "tori" 「鳥」có nghĩa là chim, và torii được viết là 「鳥居」, vì vậy torii, thật sự, có thể được dịch là 'nơi (dành) cho chim đậu'.
Itsukushima Shrine, Miyajima. Photo courtesy kmf164 |
Chức năng của điểu cư là để đánh dấu lối vào của một chốn linh thiêng. Cũng vì lẽ đó mà con đường dẫn vào đền thờ Thần đạo được gọi là tham đạo (sandō, 參道), luôn được mở rộng ra bởi một hoặc nhiều điểu cư, đó cũng là cách dễ nhất để phân biệt một ngôi đền với một ngôi chùa. Nếu tham đạo đi qua nhiều điểu cư thì cái ở ngoài gọi là nhất chi điểu cư (ichi no torii, 一之鳥居). Các cổng tiếp theo gần ngôi đền hơn, theo thứ tự, nhị chi điểu cư (ni no torii, 二之鳥居) và tam chi điểu cư (san no torii, 三之鳥居). Các điểu cư khác nằm xa ngôi đền hơn đại diện cho mức độ nâng cao của sự thiêng liêng của cái gần bổn điện. Cũng nhờ mối quan hệ vững chắc giừa đền thờ Thần đạo và Hoàng thất Nhật Bản nên điểu cư luôn đứng trước lăng mộ của hoàng đế. Điểu cư có trước hay sau khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản cho đến bây giờ vẫn còn là một câu hỏi. Trong quá khứ điểu cư chắc chắn đã từng được dùng tại lối vào các ngôi chùa. Thậm chí trong hiện tại, nổi bật như chùa Tứ Thiên Vương được xây bởi Thánh Đức thái tử-ngôi chùa lâu đời nhất nước Nhật cũng có một cổng điểu cư trước lối vào.
Bài trước: Cây cầu trong phim Rurouni Kenshin ở Nhật Bản
Tags: japan
Vì quá tò mò, nữ thần đã hé mắt nhìn qua hang động nơi bà đang trốn. Ánh sáng của mặt trời xuyên qua kẽ hang và người ta tìm thấy chỗ bà ẩn nấp. Một sumo trong làng nhìn thấy đã chạy ra bê tảng đá chặn cửa hang lại để mặt trời lại tiếp tục tỏa sáng rực rỡ. Cây sào trong câu chuyện chính là phiên bản đầu tiên của cánh cửa sơn Torii này.