So sánh Việt Nam với Nhật Bản thì buồn cười quá
shared from fb Thuy Thi Nguyen.
-----
So sánh Việt Nam với Nhật Bản thì buồn cười quá, ai lại làm thế. Kinh tế Nhật chả gì cũng xếp hàng thứ 4 thế giới, giáo dục đứng nhất châu Á, y tế thì cũng đầu bảng. Về quốc phòng an ninh, tuy Nhật không có anh lính chiến nào, nhưng bốn bên vững vàng đâu có sợ ai xâm lược. Còn Việt Nam thì ai cũng hiểu rồi, đang đâu đó áp chót các bảng xếp hạng. Thôi, không có so sánh khập khiễng như vậy, buồn cười lắm!
Nhưng nghĩ lại, cùng là con người với nhau, cứ nói chuyện con người đi xem sao. Đằng ấy hơn trăm triệu người, đằng này cũng ngót trăm triệu rồi. Chưa kể nước Nhật đang già đi nhanh chóng, mỗi năm dân số giảm mất cả triệu người, còn Việt Nam thì đang hừng hực khí thế dân số có nhiều lao động trẻ. Tương lai "sánh vai" của Việt Nam là dựa vào con người đang sẵn có đây chứ đâu. Thì đây, thử kể chuyện con người.
Trong khi hôi bia, hôi của từ xe gặp tai nạn trở thành "sự kiện truyền thông" bên xứ mình thì ở cách đó 6 giờ bay, khi hàng trăm ngàn người phải trải qua cảnh màn trời chiếu đất vì sóng thần, máy ATM chảy ra ê hề tiền mặt mà người Nhật vẫn không nhặt vì… không phải của mình.
Hồi nọ đi chợ ở Hà Nội thấy mấy quả chanh từ thúng hàng của người bán rơi ra lề đường, bà mẹ chở con đi xe máy phía sau đã hối con "lặt, lặt đi con kìa". Trong khi có lần tôi để quên điện thoại ở sân trường ở Nhật hơn nửa ngày, lúc quay lại vẫn thấy nó đang nằm sởi nắng.
Đi ăn tiệc ở mình khổ nhất là ôm khư khư mấy cái túi xách. Ai có bao nhiêu đồ quan trọng thì cứ ngoắc hết lên cổ cho chắc. Đi tiệc tùng ở Nhật, mọi người thường kê một cái bàn lớn góc khuất nào đó, người đến dự sẽ để hết túi xách, áo khoác lên bàn đó để ăn uống cho thoải mái, lúc ra về thì lần lượt của ai nấy lấy.
Trong trường học Việt Nam, nhặt được của rơi trả lại người mất (hoặc nộp lại cho nhà trường, công an) là rất đáng khen ngợi. Có khi học sinh còn được tuyên dương dưới cột cờ vào buổi chào cờ sáng thứ 2. Đúng thế, làm được việc tốt là đáng khen. Nhưng nghe ra có gì đó hơi lạ, chắc vì nó không phổ biến nên mới có lễ khen. Một việc đúng nên làm như vậy là hiển nhiên, mà vẫn ít quá hay sao để còn vỗ tay khen thưởng?
Hồi đi học phổ thông, tôi bị mất từ cục tẩy, bút chì, mất khăn, mất áo, mất cặp sách, mất dép. Bạn bè ở ký túc xá sinh viên còn mất cả cái ấm đun nước, cục sạc điện thoại, mất cả gói mì tôm. Ôi thôi gọi là cái gì cũng mất.
Ai lấy? Sinh viên lấy cắp lẫn nhau. Rộng ra nữa nếu có đổ tội cho "người ngoài" thì là bạn bè của sinh viên vào lấy cắp của sinh viên.
Trong khi bạn bè Nhật bảo nếu nhặt được của rơi mà không trao lại cho người mất, hay không giao nộp lại cho cảnh sát, thì sẽ bị coi như là ăn cắp. Nhặt được vật không phải của mình mà đem giao nộp hay trả lại là việc làm hiển nhiên của một người bình thường.
Cảnh sát khu vực ở Nhật có cái xe đạp trông hay hay, thường chạy lòng vòng quanh khu phố cả ngày, gọi là mawari-san. Họ dường như "rỗi việc" nên thấy toàn đi chỉ đường và báo cáo nhặt được của rơi, truy ra tung tích của người mất để còn giả lại. Trẻ em và người già có vẻ thích các anh chàng mawari-san này vì họ rất thân thiện, tốt bụng, chu đáo.
Đến đây lại phải nhớ "tuyên dương khen thưởng kịp thời" mấy trăm cán bộ chiến sĩ công an giao thông của ta đã không nhận hối lộ, giữa muôn trùng vây vẫn giữ vững tính liêm khiết chính trực của người công an nhân dân. Thật là đáng khen!
Nói chung, "cái gì không phải của mình thì đừng có nhận" – trẻ em Nhật được dạy như vậy từ khi biết nhận biết hành vi. Và dù hiện tại số trẻ em Nhật được sinh ra hàng năm ít hơn số trẻ em Việt Nam, chúng vẫn cứ được dạy kĩ lưỡng từng chút những điều đơn giản như vậy, để trở thành những người bình thường. Khi lớn lên chúng sẽ là công dân của một xã hội bình thường, nơi mọi người tin rằng làm việc tốt là một điều bình thường.
Hiện nay Việt Nam có nhiều trẻ em hơn, nhiều lao động trẻ hơn, rồi sắp tới ta sẽ có nhiều người hơn Nhật Bản. Rồi thì sao? Rồi thì định "sánh vai" cùng Nhật Bản ư? Đừng có huyên thuyên nữa.
Người lớn cứ sống cho bình thường, dạy trẻ con sống bình thường nữa. Thôi khỏi hô hào người tốt việc tốt, miễn luôn cả khen thưởng gấp, xin nghỉ luôn cả cái chống chủ nghĩa cá nhân cơ hội này nọ. Phàm đã là người bình thường thì thấy việc tốt nên làm, việc xấu nên tránh. Có gì đâu mà phải lớn tiếng. Cứ làm người bình thường đi đã rồi mới nói được các chuyện vĩ đại (may ra có) về sau.
Tags: japan
Hút cái rột ôi sao mà nó ngọt lịm như là nước lã pha nước đường vầy nè, dòm kỹ thấy nhát chặt có vẻ cũ cũ nghi trong bụng lắm! Trả tiền, xoay xe lại bên trong sạp báo mua tờ báo rồi đứng quan sát!
Có ngay một em chân dài xinh xắn tấp vô mua dừa! Cũng y như vậy, em bán dừa lấy trái dừa đang trưng, đưa xuống phía dưới chỗ khuất tầm mắt khách, và ôi thôi ẻm chặt bộp bộp vô cái sọ dừa để sẵn bên dưới cho ra tiếng rồi nhanh tay đổi một trái dừa khác đã chặt sẵn cầm lên, cắm cái ống hút vào, đưa khách, hay hơn nhà ảo thuật nữa!
Có nghĩa là trái dừa chúng ta uống xong sẽ được đổ nước đường pha tí nước dừa vô bán đi bán lại cả chục lần như vậy! Chả nói là tại sao mấy lần uống về đau bụng!
Khổ thân, sống ở cái xứ sở toàn Ảo Thuật Gia thế này thì mệt thiệt!
Leo lên taxi lơ xíu là chạy lòng vòng, vô quán nhậu say tí là bị tính tiền ăn gian, vào hàng phở ăn quên hỏi giá trước là bị chém ngay gấp đôi, sửa xe lơ ngơ tí là bị phá hư để thay đồ, thuê tài xế không khéo thì xe bị luộc không còn thứ gì, đi đâu nơi công cộng quên đồ phát coi như mất luôn, đổ xăng xe không ngó là bị ăn gian đổ ít đi, tấp vào lề uống trái dừa, không để ý bị đưa ngay quả đã uống rồi châm nước đường vào, mua trái cây đồ đạc không biết xem là bị độn ngay đồ hư thối, cân ký chả bao giờ đủ cả..., còn rất nhiều, rất nhiều nữa!
Sự gian manh lừa lọc nhau riết trở thành một thứ bình thường hàng ngày ở VN, ai cũng gặp mọi lúc mọi nơi, và con người mặc định phải đề phòng thường xuyên để chống lại!
Tôi đi nước ngoài, đến những đất nước họ chả giàu hơn ta bao nhiêu, thậm chí có nhiều vùng nghèo hơn, nhưng mặc nhiên không có những điều này, tự nhiên Cơ Thể Tôi không phải đề phòng nữa và cảm thấy thư thái lạ thường, và tôi nghiện cái cảm giác này! Và khi đáp xuống lại sân bay VN thì cảm giác đó chấm dứt!
Ở VN, tôi thường quyết định chọn những nơi mua sắm hay dịch vụ của Người Nước Ngoài cung cấp, có thể đắt hơn tí nhưng bù lại tôi lại được có phần nhẹ nhàng thư giãn hơn!
Vậy mà hôm qua nguyên nhóm bạn vào uống bia ở một nhà hàng trong khu Kumho, lại bị bọn giữ xe bên dưới vặt mỗi chiếc xe máy 30-40k gì đó tính theo giờ sao đấy! Luật quy định là nếu mua sắm ăn uống ở trên thì đóng dấu vào thẻ xe sẽ miễn phí, nhưng bọn bảo vệ cố tình không thông báo rõ, để ăn gian tiền của người ta! Một trung tâm Sang Trọng Bậc Nhất của Sài Gòn mà cũng không quản nổi mấy thằng bảo vệ của mình, tôi nghĩ tụi nước ngoài nó cũng nản người Việt mình lắm rồi!
Làm một điều xấu xa tệ hại cũng không nguy hiểm lắm cho đến khi chúng ta quen thuộc với nó như là chuyện bình thường!
1. Chất lượng cuộc sống thấp nhất thế giới, sau cả Lào và Campuchia nếu tiêu chí là An ninh, Giá cả, Sức mua, Y tế, Giáo dục, Môi trường sống, Giá nhà đất so với thu nhập...
2. Muốn chơi với Mỹ nhưng lại khó khăn trong việc cấp visa cho công dân Mỹ đến mức Đại sứ của họ phải nói thẳng, nguy cơ là họ sẽ thắt chặt việc công dân mình sang Mỹ.
3. Đường cao tốc mà lại có dân leo lên đường ném đá thẳng vào xe ô tô gây thương vong, tai nạn mà chính quyền địa phương không biết ai và cũng chưa có biện pháp cứng rắn nào.
4. Ngồi trong xe ô tô mà bị côn đồ gọi hạ kính rồi cho ca axit vào mặt. Giữa ban ngày cũng chả biết nó là ai mà bắt.
5. Đi qua ngã tư đường về nhà tưởng có chuyện gì, vì tổng cộng đếm có 12 chú công an mặc các loại sắc phục lăm le bắt dân tan sở buổi chiều. Không phải 141 nhé, chỉ là cảnh sát giao thông bình thường, chiều nay chắc có sinh nhật chú nào hẹn các đội khác sang hỗ trợ bắt một tay cho nhanh đủ chỉ tiêu còn đi đánh chén.
6. Nghệ sỹ được dân yêu thích thật thì không đạt danh hiệu NSND vì chưa đủ huy chương vàng hội diễn. Hội diễn thì chả mời dân xem, chỉ có quan xem ngày khai mạc và để giải ngân. Báo chí thì đang mải quay phim chụp ảnh em Hà Hồ và anh Đô La về cùng nhau làm sinh nhật cho con. Sinh nhật thì cũng như bao sinh nhật khác, nhôm nha nhôm nhoam mà có cả vạn người lai và com men vui đáo để.
7. Biển Đông có bão sắp về, 500 du khách còn chưa tìm chỗ trú, quân sự các nước xung quanh tập trận khắp nơi. Bà con nước Việt thì thảnh thơi xem cô dâu trẻ con mấy nghìn tập lẻ. Xem xong thì chắc giặc ngoại xâm cũng vào bắt phụ nữ nhà mình đi làm vợ ngoại bang hết rồi.
8. Ngọc Trinh thì bảo chân 2 đùi khít nhau mới đẹp. Phe còn lại bảo có khe ở giữa mới xinh. Mai lại có xu thế chụp ảnh nhét lọt đầu bạn zai qua khe đùi mới đẹp cho mà xem.
Hồi tôi mới sang đến Mỹ hơn 30 năm trước, một vài năm đầu tôi dậy ở một trường trung học. Điều đầu tiên làm tôi ngạc nhiên là học sinh Mỹ tất cả dùng bút chì chứ không dùng bút mực hay bút bi, ngay cả trong các bài kiểm tra. Cái hay của bút chì là nếu có lỡ tay làm sai thì tẩy và sửa rất nhanh. Tôi gọi đó là “tư duy bút chì”. Sau này, tôi nhận thấy rằng toàn bộ xã hội Mỹ, cả các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp đều vận hành với tư duy kiểu bút chì này. Tức là nếu có sai sót thì họ tẩy sửa rất nhanh và tiếp tục “move on”. Xã hội công nghiệp không chấp nhận sự trì trệ. Nó giống như một bộ máy tuyệt hảo, rất năng động, có thể tự sửa chữa, tự hàn gắn khi gặp trục trặc, và quan trọng là phải sửa chữa rất nhanh.
Nhìn lại vào xã hội Vietnam, phải nói là chúng ta thiếu khả năng này, ở mọi giai tầng trong xã hội, thậm trí ngay ở cả tầng lớp trí thức. Đó là một sự thực không thể tránh khỏi, và theo tôi thì không nên chỉ trích, bởi vì xã hội chúng ta thực sự chưa phải là một xã hội công nghiệp, chưa nói đến là một xã hội công nghiệp hiện đại. Thói quen của dân ta vẫn là thói quen của làng quê, nơi mà mọi sự trì trệ và chậm chạp rất được ưa thích…
Nếu chúng ta vẫn tiếp tục với thói quen văn hóa như thế này, e rằng sẽ không bao giờ có đột phá!
- Xe máy Honda sản xuất ở Nhật đấy... Chạy nhanh lắm.
Đi được một đoạn đường nữa thì lại thấy một chiếc 4 bánh vượt lên qua mặt, ông du khách Nhật lại chỉ tay tự đắc rồi nói:
- Xe hơi Toyota sản xuất ở Nhật đấy... Chạy nhanh lắm chú em.
Khi xe vừa đến nơi, anh tài xế taxi liền nói với ông du khách Nhật:
- Dạ, tất cả của ông là 1 triệu, xin cảm ơn.
- Cái gì...? 1 triệu cơ à... Tôi nghĩ khoảng 500 ngàn thôi...
Anh tài xế liền nhìn xuống hất hàm:
- Đồng hồ tính tiền sản xuất tại Việt Nam đấy... Chạy nhanh lắm!
- Hả.....