Hệ thống chuyển tiền ngầm hawala đang thay đổi như thế nào?
Photo credit: Reuters.
Nếu một tài xế taxi người Somali ở London muốn gửi thu nhập cho anh trai của mình ở quê nhà, một nông dân du mục, anh ta có thể sử dụng một nghiệp vụ chuyển tiền không chính thức. Anh chỉ việc đi đến một cửa hàng do người Somali làm chủ và gửi một xấp tiền mặt, trong vòng vài giờ, anh của anh sẽ nhận được một tin nhắn thông báo số tiền của anh ta đã có, sau khi hoa hồng đã được trừ. Với việc cả hai bên giao dịch đều không có tài khoản ngân hàng, đây là một cách chuyển tiền hiệu quả. Những giao dịch như vậy, được gọi là hawala, giúp tiền được chuyển giữa các nước nghèo, nơi ngân hàng chính thức quá đắt đỏ, bị điều tiết chặt chẽ, hoặc đơn thuần là không tồn tại. Kiều hối chiếm đến một phần ba GDP của Somalia. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, việc gửi tiền qua các đường dây không minh bạch, thường là ẩn danh này, gặp nhiều khó khăn hơn. Tất cả các công ty chuyển tiền giờ đây phải xác định danh tính khách hàng và lưu giữ chính xác hồ sơ của các giao dịch.
Nhằm hiểu thêm cách một công ty chuyển tiền đang phải điều chỉnh để tránh các biện pháp kiểm soát ngoại hối của Somalia như thế nào, chúng ta có thể xem xét ví dụ của công ty Dahabshiil, công ty chuyển tiền quốc tế lớn nhất ở châu Phi, do nhà đầu tư người Somali - Mohamed Duale thành lập vào những năm 1970. Ông Duale sẽ nhận ngoại hối từ lao động nhập cư người Somali ở Yemen và dùng chúng để mua hàng hóa nhập khẩu vào Somalia; sau đó, ông dùng số tiền thu được từ việc bán những hàng hóa này trong nội địa để trả cho thân nhân của họ. Đây là một hệ thống hawala điển hình: lòng tin cân đối các khoản chuyển tiền giữa những người muốn gửi tiền vào và những người cần chuyển tiền ra khỏi đất nước, giảm thiểu nhu cầu chuyển tiền chính thống qua biên giới. Dù số dư như nào, nó cũng có thể được chuyển bằng tiền mặt. Tuy nhiên, công ty Dahabshiil cũng là một ví dụ điển hình về việc chuyển từ hệ thống hawala sang hệ thống chính thức hơn, chủ yếu là để đáp ứng các nhà quản lý phương Tây.
Tất cả các giao dịch giờ đây được ghi sổ; danh tính của người nhận và người gửi đều được ghi lại và đối chiếu với danh sách đen. Ở những nước nơi hầu hết người dân không có hộ chiếu, công ty Dahabshiil dựa trên các mạng lưới liên hệ mật thiết và người giới thiệu để xác minh danh tính; sau đó, công ty này ghi lại thông tin sinh trắc học và dấu vân tay ngón cái để kiểm tra trong tương lai. Nhằm thuyết phục các nhà quản lý phương Tây, hệ thống hawala đã điều chỉnh. Từng là hoạt động kinh doanh hết sức không chính thống, giờ đây nó đang dần trở thành một đế chế rộng lớn.
Đồng thời, các công ty phương Tây cũng đang học hỏi từ hệ thống hawala. Transferwise , một công ty công nghệ tài chính có trụ sở ở London, giảm chi phí chuyển tiền quốc tế ở phương Tây. Thay vì đánh điện chuyển tiền của khách hàng, mà thường bị các ngân hàng thu những khoản phí đắt đỏ, nó liên kết những người muốn gửi tiền theo mỗi hướng và sau đó chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản ngân hàng của họ ở trong nước. Các công ty công nghệ khác, chẳng hạn như Facebook, cũng đang bắt tay vào ngành kinh doanh chuyển tiền. Có lẽ, bất chấp các quy tắc luật lệ, chính ngân hàng - chứ không phải hawala - mới là hệ thống lỗi thời.
Đoàn Khải
The Economist
Bài trước: Vì sao các công đoàn đang thoái trào?
Tags: economics
Tức là ng ta chuyển $ từ VN đi rồi chuyển về VN. Là 1 cách rửa tiền. Nguồn gốc các khoản tiền này chủ yếu là tham nhũng và hối lộ.
Đây là phần nổi của tảng băng. Cả tảng băng sẽ khoảng 50 tỷ. 1/4 nền kinh tế.
"Những năm đầu của thập niên 90, số kiều hối ít ỏi chỉ khoảng 1 tỷ đô la Mỹ, mười năm sau tăng gấp đôi, vậy mà đến năm 2010 dù chịu ảnh hưởng cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu, tiền của người Việt ở nước ngoài gửi về cũng gần bảy tỷ USD. Lượng kiều hối tăng hàng năm với những hiệu ứng tích cực lẫn tiêu cực từ khi đồng tiền nghĩa tình chuyển hướng vào dòng chảy kinh doanh với không ít cạm bẫy và lọc lừa.
Năm 2015 vừa qua, kiều hối đã lên đến hơn 12 tỷ USD, trong đó khoảng 1,6 tỷ do 500.000 người đi lao động nước ngoài gửi về, trong phần còn lại thì một nửa xuất phát từ Mỹ - nơi số người Việt sinh sống nhiều nhất."